Quả lựu hỗ trợ trị giun sán
Quả lựu còn gọi là an thạch lựu, thạch lựu, thạch lựu bì. Bộ phận dùng làm thuốc gồm vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành.
Ảnh minh họa. |
Chất pelletierine trong thạch lựu bì (vỏ quả) có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alcaloid và làm tăng tác dụng của nó chống giun.
Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lị, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm.
Sán dây: Vỏ rễ
lựu tươi 60g, hạt cau 40g, nước 750mg. Cho vào nồi (không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi
sắc còn 500ml, lọc bỏ bã. Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ.
Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt.
Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt.
Giun đũa, giun
kim: Vỏ quả lựu 15g, hạt cau già 10g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường vừa ngọt.
Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
Lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10g; hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi, mỗi thứ 5g; cam thảo bắc 3g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7 - 10 ngày.
Đái són, đái rắt:
Vỏ thân lựu 20g, vỏ rễ dâu 20g, sắc uống.
Phỏng lửa hoặc phỏng nước
sôi: Vỏ lựu rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè thoa lên chỗ phỏng, ngày 3
- 4 lần
Lưu ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi,
xoong nhôm, thép không gỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã
cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.
Nếu ăn nhiều quả lựu sẽ hại phổi, tổn hại răng. Khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm. Người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc có lựu.
Nếu ăn nhiều quả lựu sẽ hại phổi, tổn hại răng. Khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm. Người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc có lựu.
AloBacsi.vn
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Kiến thức
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình