Phòng ngừa xơ vữa động mạch như thế nào?
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành của động mạch bị xơ cứng, hẹp lại hoặc bị xơ vữa bong ra gây tắc mạch cục bộ gây biến chứng nguy hiểm.
Lý do xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một chứng bệnh âm
thầm, xảy ra một cách từ từ. XVĐM có thể gặp mọi vị trí trong cơ thể NCT nhưng nguy hiểm nhất vẫn
là động mạch nuôi tim (động mạch vành tim), động mạch não. Bệnh này là một trong những nguyên nhân
gây nên các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, đột
quỵ.
Lòng mạch bình thường (trái) và lòng mạch có lớp mỡ tích tụ |
Đặc tính của chất lipoprotein là bảo vệ thành mạch, khác với LDL- C, nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với hiện tượng xơ vữa động mạch (bình thường HDL- C trong máu > 0,9mmol/l, khi HDL - C dưới chỉ số này tức là có hiện tượng bị giảm).
Các nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân của sự
gia tăng cholesterol máu lệ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn. Khi ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá
nhiều thức ăn có chứa cholesterol như phủ tạng động vật, thịt có màu đỏ (thịt chó, thịt trâu, thịt
bò, thịt ngựa…) hoặc tôm, trứng, dầu dừa, mỡ các loại động vật (mỡ lợn, mỡ trâu bò, mỡ cừu, mỡ gà)
trong một thời gian đủ dài thì nguy cơ tăng cholessterol máu là có thể xảy ra.
Trứng, bơ, sữa toàn
phần (những thực phẩm có dầu mang nhiều acid béo bão hòa) hoặc có thể hay gặp ở người có chế độ ăn
dư thừa năng lượng gây béo phì cũng là những nguyên nhân gây tăng cholessterol máu.
Ngoài ra, tăng
cholesterol máu cũng có thể do tính chất gia đình (di
truyền) hoặc do mắc một số bệnh như suy giáp trạng, hội chứng thận hư, đái tháo đường, một số bệnh
gây rối loạn protein máu (đa u tủy xương).
Ở những người do thiếu vận động hoặc ít vận động như ngồi bàn giấy nhiều giờ, nhiều ngày, công việc lao động bắt buộc ngồi lâu như thợ may, người đánh máy, lái xe chuyên nghiệp, nhân viên tổng đài… cũng có nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Ở NCT có một số do ít vận động, thường xuyên ăn chế độ nhiều đạm, nhiều mỡ khiến cho năng lượng tích tụ lại thành mỡ làm tăng lượng LDL - C (cholesterol xấu) và giảm lượng HDL-C (cholesterol tốt) cũng là những yếu tố thuận lợi cho xơ vữa động mạch.
Khi bị xơ vữa động mạch có biểu hiện gì?
Bệnh XVĐM có tính chất từ từ và xảy ra trong
một thời gian dài nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình. XVĐM sớm
muộn cũng làm cho thành động mạch xơ cứng, lòng động mạch bị hẹp lại làm cho máu lưu thông để cung
cấp cho các cơ quan giảm đi, nhất là xơ vữa động mạch vành tim gây thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ
tim, xuất hiện cơn đau thắt ngực và có thể gây cơn đau tim đột ngột, có thể đột quỵ và tử vong.
Nếu
xơ cứng ở động mạch sẽ làm hẹp lòng động mạch não gây hiện tượng rối loạn tuần hoàn não và nặng hơn
là đột quỵ do tắc mạch não hoặc nhũn não. XVĐM ở NCT có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trong cơ
thể, ví dụ xảy ra ở động mạch chân (cẳng chân) thì sẽ xuất hiện cơn đau cơ giống như cơn đau chuột
rút.
Bệnh XVĐM ở NCT là một bệnh âm thầm nhưng rất nguy hiểm, nếu xơ vữa bị bong ra rồi theo dòng chảy của máu đi đến mạch vành, mạch não gây tắc nghẽn gây nhồi máu cơ tím, nhũn não. Trong những giai đoạn đầu của bệnh XVĐM, triệu chứng rất nghèo nàn, vì vậy NCT cần được khám bệnh định kỳ và làm xét nghiệm máu để biết có tăng cholesterol máu hay không để được tư vấn và điều trị.
Phòng bệnh như thế nào?
Chế
độ ăn là hết sức quan trọng đối với việc phòng bệnh này ở NCT. Cần hạn chế ăn mỡ động vật như mỡ
lợn, mỡ bò, mỡ gà mà thay thế vào đó là dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Nên hạn chế ăn các
loại thịt đỏ vì chúng có nhiều cholessterol. Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều acid béo
bão hòa dễ gây nên hiện tượng XVĐM.
Nên ăn các thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ. Mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần cá trong mỗi bữa ăn thay cho ăn thịt, bởi vì trong mỡ cá có nhiều chất béo omega - 3 mà chất này rất tốt cho thành động mạch. Không nên ăn các loại lòng như lòng lợn, lòng trâu, bò và hạn chế ăn tôm, trứng.
Các bữa ăn hàng ngày nên tăng cường lượng rau
xanh, hoa quả (riêng người bị đái tháo đường ăn loại quả gì là có sự tư vấn của bác sĩ khám bệnh).
Cần vận động cơ thể như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao tùy theo sức mình. Nếu vận
động đều đặn hàng ngày, có bài bản và phù hợp với điều kiện từng người thì có thể làm tăng lượng
cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và đồng thời làm giảm huyết áp đối với người đang bị tăng
huyết áp mạn tính.
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp nhằm làm giảm lượng cholesterol mà không đạt kết quả thì phải dùng thuốc. Tất nhiên dùng loại thuốc gì và dùng liều lượng ra sao, trong thời gian bao lâu cần có chỉ định (đơn thuốc) của bác sĩ khám bệnh.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình