Hotline 24/7
08983-08983

Phòng khám Bernard điều trị ca bỏng diện rộng khắp mặt và 2 tay do nổ bình ga khi đang khò thịt

Phòng khám Bernard vừa điều trị một trường hợp bỏng diện rộng ở hai cánh tay và trên gương mặt. Sau khoảng 7 ngày chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ, vết bỏng đã bong da chết, lành thương tốt.

Anh H.M.P (SN 1987, ngụ Đồng Nai) cho biết, vào ngày 19/1/2025, khi đang khò gà vịt để chuẩn bị cho bữa tiệc tất niên thì bình gas mini bất ngờ phát nổ. Anh bị bỏng vùng mặt và toàn bộ cánh tay phải, cẳng tay trái. Ngay sau đó, anh được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương.

Theo lời giới thiệu, anh P liên hệ với BS.CK2 Trần Đoàn Đạo qua điện thoại và được hướng dẫn cách xử trí vết bỏng tạm thời. Ngày 23/1, anh đến Đơn vị Điều trị Vết thương Chuyên sâu (Bernard Wound Care, TPHCM) để thăm khám trực tiếp.

Bệnh nhân bị bỏng cả hai mặt cánh tay phải

Hồ sơ tại Bernard Wound Care ghi nhận bệnh nhân bị bỏng lửa gas độ IIab ở vùng mặt và 2 cánh tay, diện tích 12%. Phần da bị bỏng phồng rộp, đỏ và đau rát.

Tại Bernard Wound Care, bác sĩ đã chăm sóc các vết bỏng trên tay bệnh nhân, thoa thuốc và băng bó lại bằng gạc y tế. Vết thương ở mặt cũng được cắt lọc phần da chết và bôi thuốc điều trị.

Tại Đơn vị Điều trị Vết thương Chuyên sâu Bernard, bệnh nhân được BS.CK2 Trần Đoàn Đạo xử lý, chăm sóc vết bỏng
Vết bỏng được xử lý, chăm sóc cẩn thận

1 tuần sau, vết thương gần như lành hẳn. Khi đến tái khám, bệnh nhân được hướng dẫn các chăm sóc vết bỏng vùng mặt sau lành.

Vết bỏng trên tay bệnh nhân gần như lành hẳn (Ảnh: NVCC)

 BS.CK2 Trần Đoàn Đạo giải thích “6 giờ đầu sau tổn thương bỏng là thời gian quan trọng cho sơ cấp cứu. Xử lý ban đầu đúng sẽ giúp giảm diện tích bỏng, giảm thiểu độ sâu và diện tích bỏng”.

Bác sĩ cũng hướng dẫn thêm, khi bị bỏng, cần lập tức loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, ngăn chặn tiến triển bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo bị cháy và trang sức siết bó. Sau đó, ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng bằng nước mát 16 - 18 độ C càng sớm càng tốt, thời gian ngâm khoảng 20 - 30 phút.

Vết bỏng nông thường khiến bệnh nhân đau nhiều, do đó cần giảm đau, ngăn ngừa uốn ván, bù nước và điện giải tùy theo tình trạng và diện tích vết bỏng. Che phủ tạm thời vết bỏng bằng các vật liệu sạch để ngăn ngừa nhiễm bẩn, đồng thời cũng có tác dụng giảm đau. Sau khi sơ cứu, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí phù hợp.

>>> Sơ cứu khi bị bỏng theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc vết thương

BS.CK2 Trần Đoàn Đạo hiện đang công tác tại Đơn vị Điều trị Vết thương Chuyên sâu (Bernard Wound Care). Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các vết thương do bỏng và vết thương mạn tính như loét tì đè, loét bàn chân đái tháo đường, loét tĩnh mạch,...

Quý bạn đọc có thể đặt lịch thăm khám TẠI ĐÂY.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 028 3535 2468 hoặc hoặc nhắn tin đến fanpage của Bernard Healthcare để được tư vấn chi tiết.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X