Hotline 24/7
08983-08983

Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Cập nhật xu hướng điều trị hiện nay

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng đều có dấu hiệu là nghẹt mũi và ngứa mũi nên rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên đây là hai bệnh với căn nguyên hoàn toàn khác nhau và mức độ, nguy cơ xảy ra biến chứng cũng khác nhau.

1. Phân biệt hai bệnh lý: Viêm xoang và viêm mũi dị ứng

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm mũi dị ứng:

Viêm mũi dị ứng xảy ra trong trường hợp hệ miễn dịch có sự phản ứng quá mức trước những dị nguyên như: lông động vật, mạt mụi, bụi bẩn hay phấn hoa,... Những dị nguyên này xâm nhập khiến cơ thể giải phóng một lượng lớn histamin vượt ngưỡng “cho phép”. Từ đó tạo ra những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Như vậy viêm mũi dị ứng xảy ra trên những người có cơ địa dị ứng do phản ứng tiết histamin “quá mức”. Bệnh lý này có yếu tố di truyền và có thể khai thác yếu tố di truyền để chẩn đoán bệnh.

Viêm mũi dị ứng

Viêm xoang:

Viêm xoang là bệnh lý xảy ra khi các niêm mạc trong xoang cánh mũi gặp tình trạng viêm nhiễm. Viêm kéo theo sưng phù nề trong xoang, gây cản trở quá trình thoát dịch nhầy ở xoang. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn xoang, từ đó hình thành nên viêm xoang.

Viêm xoang phần lớn do yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, nấm tấn công niêm mạc xoang mũi gây viêm. Tuy nhiên cũng có thể có trường hợp người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với dị nguyên gây viêm, trường hợp này bắt buộc phải loại bỏ/tránh xa yếu tố dị nguyên mới có thể chữa hết.

Viêm xoang

1.2. Triệu chứng

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có dấu hiệu nghẹt mũi và ngứa mũi. Ngoài hai triệu chứng này thì có thể phân biệt hai bệnh lý theo những dấu hiệu khác như:

Viêm mũi dị ứng:

- Hắt hơi liên tục, khó kiểm soát gây khó chịu cho người bệnh.

- Chảy nước mũi chất dịch loãng, trong, không có màu, không có mùi.

- Ngứa vòm miệng và họng, có thể kéo theo ho.

- Đau mắt, đỏ mắt và có kèm theo chảy nước mắt.

- Có tình trạng loạn khứu giác.

- Ù ù ở tai và ngủ ngáy.

Viêm xoang:

- Cơ thể mệt mỏi có thể kéo sốt nhẹ.

- Đau nhức khu vực trán, mũi và mặt, có thể kèm theo nhức đầu, đau tai.

- Chảy nước mũi chất dịch đặc quánh, màu vàng xanh, có thể tràn xuống họng làm cho hơi thở có mùi, đồng thời có thể gây đau họng, ho kéo dài.

1.3. Biến chứng thường gặp

Viêm mũi dị ứng:

So với viêm xoang thì viêm mũi dị ứng lành tính hơn và thường chỉ là phản ứng “quá mức” của hệ miễn dịch trước các tác nhân dị nguyên. Tuy nhiên trong một số trường hợp  hy hữu, viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể biến chuyển thành viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc polyp mũi xoang.

Viêm xoang:

Viêm xoang nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như viêm tai giữa, áp xe mắt, viêm phế quản, nhiễm trùng não. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não, gây tử vong.

1.4. Chẩn đoán phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khi nội soi thường sẽ không đau cũng như ít thấy biểu hiện rõ nét do ít xuất hiện tổn thương trong niêm mạc mũi.

Viêm xoang khi tiến hành nội soi sẽ quan sát thấy các xoang bị viêm cũng như chứa mủ.

2. Hướng điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang hiện nay

2.1. Điều trị viêm xoang

- Sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang: Chỉ sử dụng kháng sinh nếu xác định nguyên nhân gây viêm xoang là do vi khuẩn.

- Sử dụng kháng viêm điều trị viêm xoang: Thường sử dụng nhóm corticosteroid kháng viêm nhằm tiêu viêm ở hốc xoang.

- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau trong điều trị viêm xoang: Nếu người bệnh viêm xoang bị sốt có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt.

- Phẫu thuật điều trị viêm xoang: Phẫu thuật được chỉ định khi xoang tiến chuyển nặng mà dùng thuốc không có hiệu quả. Phẫu thuật có thể tiến hành nội soi nạo VA, cắt polyp mũi hoặc có thể chỉnh vẹo vách ngăn.

Phẫu thuật điều trị viêm xoang

2.2. Điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc đầu tay điều trị viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc này sẽ ngăn chặn trực tiếp nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng - do tiết histamin quá mức. Thuốc kháng histamin ngăn chặn hệ miễn dịch tiết histamin từ đó loại bỏ các triệu chứng do phản ứng “quá mức” của cơ thể trước dị nguyên. Nhóm thuốc này cũng an toàn hơn corticoid trong điều trị viêm mũi dị ứng.

3. Telfor - thuốc đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng

Telfor là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 - thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay mạn tính của DHG Pharma, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn JAPAN GMP. Telfor có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa.

Telfor có chứa thành phần hoạt chất là Fexofenadine, có khả năng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Từ đó giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như chảy nước mắt, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi,... Thuốc đem lại tác dụng nhanh và kéo dài giúp người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và tập trung hơn cho công việc, xua tan nỗi lo viêm mũi dị ứng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ở liều điều trị thông thường, fexofenadine không qua được hàng rào máu não nên ít gây hiện tượng buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như nhóm kháng histamin thế hệ 1. Fexofenadine được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng ngay cả đối với phi công. Ngoài ra thuốc không gây hội chứng cai nghiện nên người dùng có thể ngưng sử dụng sản phẩm mà không cần giảm liều [1].

Telfor được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP - một trong những tiêu chuẩn hàng đầu khi nói về chất lượng sản xuất thuốc. JAPAN GMP là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc do cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) cấp cho công ty sản xuất thuốc đủ tiêu chuẩn đáp ứng. Theo lý thuyết, JAPAN GMP tương đương EU GMP của châu Âu, CGMP của Hoa Kỳ. Trên thực tế, JAPAN GMP thường yêu cầu kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn so với các nước phương Tây (theo Pacific Bridge Medical (PBM) để đưa ra sản phẩm tốt nhất.

Telfor - Thuốc đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng

Bên cạnh tính an toàn và hiệu quả, Telfor của DHG Pharma cũng có nhiều hàm lượng khác nhau (60mg, 120mg và 180mg) giúp các bác sĩ, dược sĩ có nhiều lựa chọn trong việc đưa ra các chỉ dẫn dùng thuốc cho người bệnh. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng theo khuyến cáo là uống 1 viên Telfor 60mg mỗi lần, ngày 2 lần. Với hàm lượng Telfor 120mg hay 180mg thì chỉ cần dùng 1 viên duy nhất mỗi ngày là đã đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Đối với những bệnh nhân suy thận có chỉ số CrCl < 80mL/phút vẫn có thể dùng thuốc, tuy nhiên cần điều chỉnh liều xuống 60mg/ngày.

Nhờ những ưu điểm nổi trội này, Telfor trở thành lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao về chất lượng, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://go.drugbank.com/drugs/DB00950

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X