Hotline 24/7
08983-08983

Những "thủ phạm" gây viêm mũi dị ứng quanh năm

Hắt hơi liên tục, sụt sịt cả ngày, thường xuyên mệt mỏi, uể oải là những triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm thường gặp. Mặc dù là bệnh mà không ít người mắc phải, nhưng không phải ai cũng biết những “thủ phạm” gây ra tình trạng này lại rất thường gặp.

"Thủ phạm" gây viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng được coi là một phản ứng dị ứng, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với môi trường xung quanh.

Không giống viêm mũi dị ứng theo mùa chỉ xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm, người bị viêm mũi dị ứng quanh năm liên tục xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi… Mà “thủ phạm” gây ra viêm mũi dị ứng quanh năm thường là:

Lông thú cưng

Ở trong những gia đình nuôi thú cưng, lông của chúng thường bị rụng. Với tính chất nhỏ, nhẹ và có các cạnh gồ ghề, lông thú cưng thường bám vào quần áo, đồ nội thất, thảm hay bay lơ lửng trong không khí.

Một số loại thú cưng dễ gây viêm mũi dị ứng hơn những loại khác, ví dụ, theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, dị ứng lông mèo cao gấp đôi so với chó. Và mỗi người có thể bị dị ứng với những loại lông động vật khác nhau.

Lông thú cưng trong không khí có thể gây viêm mũi dị ứng quanh năm (Ảnh minh hoạ)

Trong trường hợp bạn dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với thú cưng bằng cách: chuyển chúng vào một không gian sống cố định, thường xuyên tắm rửa, hút bụi sàn và đồ nội thất, thay giặt đồ thường xuyên…

Nấm mốc

Nấm mốc rất dễ xuất hiện ở những khu vực ẩm ướt như tầng hầm, nhà kho, tường và sàn nhà tắm, trong máy điều hòa không khí… Đặc biệt, ở Việt Nam, thời tiết nồm ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Ngoài ra, nếu nhà bạn thông gió kém, độ ẩm cao thì bạn cũng rất dễ bị viêm mũi dị ứng do nấm mốc.

Để hạn chế nguy cơ viêm mũi dị ứng quanh năm do nấm mốc, bạn nên ngăn chặn sự phát triển của chúng bằng cách: Lắp quạt thông gió cho các khu vực ẩm ướt, lắp đặt máy hút ẩm, làm sạch điều hoà, giữ các máng nước sạch sẽ, sửa chữa đường ống nước bị rò rỉ và mái nhà bị dột.

Mạt bụi

Mạt bụi là những con bọ nhỏ sống trong nhà. Chúng ăn tế bào chết của da người và chất ẩm trong không khí. Mạt bụi thường sống trong các sợi vải như: chăn, gối, rèm cửa, thảm chùi chân… Cơ thể, dịch tiết và chất thải của mạt bụi có thể phân tán trong không khí và gây ra phản ứng dị ứng.

Để hạn chế viêm mũi dị ứng do mạt bụi, bạn nên thường xuyên thay chăn ga gối, sử dụng rèm nhựa thay rèm vải, hút bụi thường xuyên, giặt đồ trong nhà với nước nóng…

Ô nhiễm không khí

Theo báo cáo chất lượng môi trường EPI (Đại học Yale, Mỹ), Việt Nam xếp thứ 170/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chất lượng môi trường. Tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn. Những hạt bụi mịn (PM 2.5) rất dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang...

Bụi mịn trong không khí gây viêm mũi dị ứng quanh năm (Ảnh minh hoạ)

Thống kê sơ bộ của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em, tỷ lệ học sinh tại TP. Hồ Chí Minh mắc viêm mũi dị ứng là 39-52% và Hà Nội là 27,6%.

Đeo khẩu trang và che chắn kỹ trước khi ra đường là giải pháp hữu ích giúp giảm bớt nguy cơ viêm mũi dị ứng do ô nhiễm không khí. Tuy vậy, trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày một nặng nề như hiện nay, những gia đình ở các thành phố lớn nên sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo nguồn không khí sạch cho cả gia đình.

Viêm mũi dị ứng quanh năm điều trị như thế nào?

Ngay khi đã nhận biết rõ “thủ phạm” gây viêm mũi dị ứng và áp dụng các biện pháp phòng tránh thì đôi khi căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng quanh năm cần điều trị như thế nào?

Với trường hợp bị viêm mũi dị ứng nhẹ, người bệnh có thể rửa mũi với nước muối sinh lý hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng.

Trong trường hợp bệnh thường xuyên tái phát, sử dụng thuốc điều trị là cần thiết. Một số thuốc giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm như: thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc xịt corticoid… Tuy nhiên, thuốc kháng histamin thế hệ 2 vẫn được ưu tiên sử dụng bởi hiệu quả cao mà lại hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trị viêm mũi dị ứng (Ảnh minh hoạ)

Theo ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, điều trị viêm mũi dị ứng tùy thuộc theo từng mức độ và từng loại. Theo khuyến cáo của ARIA, thuốc đầu tiên được chọn lựa trên tất cả các dạng viêm mũi dị ứng, từng mức độ đó là thuốc kháng histamin thế hệ mới. Bệnh nhân nên dùng ngay. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.

Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng gồm có thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có từ năm 1930, tuy nhiên đặc điểm của thuốc này là qua hàng rào máu não nên gây ra tình trạng buồn ngủ cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, tài xế lái xe.

Do vậy, ngày nay người ta khắc phục tình trạng này với việc sáng chế ra thuốc kháng histamin thế hệ 2, không qua hàng rào máu não, khắc phục bất lợi gây buồn ngủ cho người bệnh. Do đó, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc hơn, đặc biệt là tài xế - giảm thiểu nguy cơ tai nạn do buồn ngủ gây ra.

Hiện nay, trong các nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 thì fexofenadin là lựa chọn đầu tay để điều trị những triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho… hiệu quả.

Mặc dù có nhiều biệt dược khác nhau lưu hành trên thị trường nhưng Telfor (fexofenadin) của Dược Hậu Giang vẫn là thuốc trị viêm mũi dị ứng quanh năm hiệu quả và được đông đảo người Việt tin dùng.

Đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe từ Nhật Bản, Telfor có đa dạng các hàm lượng 60mg, 120mg và 180mg thuận tiện cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Đặc biệt, với những người bận rộn, dễ quên thuốc thì chỉ cần một viên duy nhất hàm lượng 120mg hoặc 180mg cũng đủ để an tâm làm việc suốt ngày dài.

Telfor (fexofenadin) điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng

Được xác định là an toàn với người mắc viêm mũi dị ứng quanh năm nhưng khi sử dụng Telfor (fexofenadin) người bệnh vẫn cần hết sức lưu ý trên những đối tượng có nguy cơ về tim mạch, trẻ dưới 6 tuổi, người trên 65 tuổi hoặc có chức năng thận suy giảm, không dùng kèm với thuốc kháng histamin khác… Điều quan trọng, người dùng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tốt, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X