Hotline 24/7
08983-08983

Những thắc mắc thường gặp về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp được biết đến là một bệnh xương khớp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác bởi tình trạng này có tỷ lệ mắc cao chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay thoái hóa khớp có thể xảy ra ở cả người trẻ, do những thói quen sinh hoạt sai cách thường ngày.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Ngoài ra, các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị suy giảm, khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn.

Khớp bị thoái hóa là một dạng tổn thương thường gặp nhất, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp. Tỷ lệ này tăng lên 60% ở người trên 65 tuổi và 85% ở người trên 85 tuổi.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp?

a. Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác. Điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.

b. Nguyên nhân thứ phát

- Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.

- Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.

- Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa. Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao, lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.

- Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Xem thêm: Thoái hóa khớp có gây tăng cân không?

3. Các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thoái hóa khớp là gì?

- Yếu tố bẩm sinh: Đặc điểm bẩm sinh của cấu trúc mô sụn, góp phần làm cho chấn thương dễ dàng hơn, cũng như biểu hiện bằng bàn chân bẹt, sự phát triển sớm của hoại tử xương, tăng khả năng vận động của khớp; trật khớp hoàn toàn hoặc không hoàn toàn bẩm sinh của khớp háng. 

- Giới tính nữ: phụ nữ, đặc biệt ở tuổi mãn kinh, mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp 2 lần.

- Tuổi: tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, đạt mức tối đa ở nhóm tuổi trên 45.

- Thừa cân.

- Rối loạn nội tiết. 

- Ảnh hưởng cơ học (chấn thương; làm việc với tải trọng quá mức của đầu gối, hông hoặc các khớp khác; tải trọng thể thao).

Về nguyên tắc, bệnh thoái hóa xương khớp có thể phát triển ở bất kỳ xương khớp nào. Nhưng trước hết, nó ảnh hưởng đến các xương khớp, nơi chịu tải trọng tối đa.

4. Triệu chứng của thoái hóa khớp là gì?

Các biểu hiện trong thoái hóa khớp thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian. Các dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm:

- Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.

- Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.

- Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.

- Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục...

5. Thoái hóa khớp gây ra những biến chứng gì?

Đối với nhiều người, thoái hóa khớp là một chứng đau mãn tính, có thể khiến người bệnh cạn kiệt sức lực và suy nhược. Bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm. Theo một nghiên cứu:

- Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược ở người lớn

- Khoảng 80% người bị thoái hóa khớp di chuyển bị hạn chế một vài vận động

- Khoảng 25% người bị thoái hóa khớp không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống.

- Bên cạnh gây đau, thoái hóa khớp còn gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.

Một số biến chứng do thoái hóa khớp như:

- Rối loạn giấc ngủ: Đau và nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau của người bệnh dường như sẽ tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm người bệnh không được thoải mái khi ngủ.

- Giảm năng suất làm việc: Nhiều người thường phải nghỉ phép vài ngày trong năm do cơn đau mạn tính. Viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh như: Nấu ăn, tự mặc đồ,… Nhìn chung, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp vẫn cần hỗ trợ cho những công việc nhỏ hàng ngày.

- Tăng cân: Đau và cứng khớp có thể làm người bệnh ngại vận động. Người bệnh có thể không muốn tham gia những hoạt động mà trước đây mình rất thích.

- Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc không vận động sẽ làm người bệnh mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến người bệnh tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như: Tiểu đường, Tăng huyết áp, Bệnh tim mạch, Bệnh gút…

- Chứng vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính.

- Lo âu và trầm cảm: Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa khớp, các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Các biến chứng do thoái hóa khớp khác do thoái hóa khớp gây ra gồm: Hoại tử xương, Gãy xương do áp lực, Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp, Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp, Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thoái hoá khớp

6. Phương pháp nào điều trị thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, trầm cảm và lo âu, rối loạn giấc ngủ, vôi hóa sụn khớp, xương bị hoại tử… Do đó, nếu tình trạng đau ở khớp tái diễn nhiều lần, đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, tốt nhất bạn nên đi thăm khám.

Một số cách điều trị thoái hóa sụn khớp được áp dụng phổ biến hiện nay:

a. Tăng hoạt động thể chất

Tăng tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức mạnh của khớp, đồng thời cải thiện các triệu chứng đau và cứng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm cơn đau và các triệu chứng sưng viêm. Lưu ý những bài tập này cần được tư vấn với bác sĩ chuyên môn để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.

b. Trị liệu thần kinh cột sống

Ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) điều trị thoái hóa khớp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Ưu điểm của Chiropractic là không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, chỉ với các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa, bác sĩ sẽ điều chỉnh những sai lệch của xương khớp, giúp giảm đau, phục hồi chức năng khớp và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

c. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp không xâm lấn, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Thực hiện vật lý trị liệu đúng cách không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng viêm mà còn cải thiện được khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên hoặc bác sĩ, tránh tự ý thực hiện tại nhà vì có thể gây tổn thương cho hệ xương khớp.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X