Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chữa trị triệt để thoái hóa khớp nhưng có thể giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, phòng ngừa bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng khác.

1. Thoái hóa khớp là một bệnh lý như thế nào?

Thoái hóa khớp là tình trạng các lớp sụn và đĩa đệm bị giảm chức năng, tổn thương. Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn, khó cử động...

Thoái hóa khớp thường gặp ở người già, nhất là trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do sự lão hóa tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể. Chức năng của xương khớp sẽ càng giảm khi già đi.

2. Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp

Những biểu hiện đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp là:

- Đau nhức: Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp và biến mất nhanh chóng sau đó, lâu dần chúng sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết có sự thay đổi chuyển lạnh đột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

- Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường sẽ xuất hiện cùng với các cơn đau, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị cứng lại, không thể cử động, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 30 phút. Nếu để bệnh kéo dài thì triệu chứng cứng khớp sẽ càng dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

- Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần. Nếu người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo đau nhức. Bạn có thể nhận biết rõ ràng triệu chứng này khi thực hiện vận động mạnh.

- Vận động khó khăn: Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Việc thực hiện một số tư thế như cúi sát đất, quay cổ,… sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.

- Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Những trường hợp thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài mà không có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như sưng tấy gây biến dạng các khớp bị tổn thương, vùng cơ xung quanh khớp tổn thương không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

Xem thêm: Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào?

3. Người bệnh thoái hóa khớp cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Những người bệnh thoái hóa khớp nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, bao gồm các loại thực phẩm có thể tăng cường dinh dưỡng cho xương, cơ, khớp và giúp cơ thể chống lại chứng viêm và bệnh tật. Những loại thực phẩm sau nên được bổ sung chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng đau nhức và sưng viêm.

a. Thực phẩm có chứa Omega 3

Axit béo omega-3 giúp hạn chế sản xuất enzyme cytokine phá vỡ sụn, kháng viêm, giảm sưng khớp. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (óc chó, hạnh nhân, mắc ca). Người trưởng thành nên cung cấp 250-500 mg omega-3 mỗi ngày.

Hấp thụ đủ lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng viêm khớp, qua đó ngăn chặn quá trình thoái hóa phát sinh sớm. 

b. Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin C

Đây là vitamin rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối cũng là chất giúp chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua… Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C.

Vitamin D

Một nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng canxi cao trong máu thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Tăng vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày (thường trước 8h sáng) và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ…

Tuy nhiên, với người bệnh thoái hóa khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng mỗi ngày cho phù hợp.

Vitamin K

Là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như:

- Rau cải

- Rau bina

- Bông cải

- Bắp cải

- Dầu đậu nành

- Dầu oliu…

- Vitamin E

Cung cấp đầy đủ vitamin E rất cần thiết, nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…

c. Bổ sung Curcumin - trong củ nghệ

Hoạt chất curcumin có chủ yếu trong nghệ, có thể ức chế các hóa chất gây viêm, tốt cho người bệnh viêm xương khớp.

d. Bổ sung Polyphenol - trong trà xanh

Polyphenol trong trà xanh chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả. Uống trà xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ kiểm soát loãng xương.

e. Bổ sung Isoflavone - trong đậu nành

Đây là chất chống oxy hóa thường có đậu nành, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên nhiều lần. Khi tăng lượng đậu nành trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh còn nhận được nhiều vitamin A, B1, canxi, sắt, đạm thực vật.

f. Bổ sung Bioflavonoid

Bioflavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể. Bioflavonoid có trong ớt xanh, chanh vàng, quả anh đào, nho, chanh…

Xem thêm: Điều trị thoái hoá khớp như thế nào?

g. Dầu oliu nguyên chất

Dầu oliu nguyên chất từ thiên nhiên có chứa nhiều axit béo omega-3, axit oleic, oleocanthal, giúp kháng viêm mạnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp. Đặc biệt, dầu oliu cải thiện hấp thu canxi, magie và kẽm cần thiết để duy trì mật độ xương, ngoài ra còn thúc đẩy sự hấp thu các loại vi chất có trong dầu như vitamin A và D.

h. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose, tốt cho xương khớp.

i. Tỏi và hành

Hành không chỉ là một gia vị cho món ăn, mà còn cung cấp vitamin C, vitamin B6, kali và folate tốt, còn tỏi rất giàu vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Việc ăn tỏi sống rất tốt tăng cường nội tiết tố estrogen, giảm triệu chứng đau nhức.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X