Hotline 24/7
08983-08983

Thoái hóa khớp có gây tăng cân không?

Khi bị thoái hóa khớp có bị tăng cân không? Là thắc mắc của nhiều bạn đọc bởi cân nặng và xương khớp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về xương khớp ở người thừa cân béo phì và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là rối loạn mạn tính, làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng thoái hóa khớp tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi gặp vấn đề về khớp.

2. Mối quan hệ giữa thoái hóa khớp và tăng cân

Thoái hóa khớp gối và cân nặng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm bệnh lý thoái hóa khớp phát triển nhanh chóng. Đồng thời, khi thoái hóa khớp ngày càng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, làm tích tụ mỡ và tăng cân.

Ở trạng thái bình thường, trọng lượng cơ thể sẽ chia đều cho hai khớp gối. Tuy nhiên khi di chuyển, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ chuyển sang và hoàn toàn đè ép lên chân trụ. Theo các nghiên cứu, khi một người đi cầu thang, khớp gối ở chân trụ (chân gập lại) sẽ chịu áp lực gấp 2-3 lần trọng lượng cơ thể.

Nguyên nhân là do cơ tứ đầu đùi ở phía trước khớp gối phải co lại và ép chặt vào hai mặt khớp để kéo cơ thể đi lên. Tư thế cúi người về phía trước nhằm giữ thăng bằng cũng làm trọng tâm cơ thể rơi vào chân trụ, từ đó tăng áp lực lên khớp gối.

3. Cân nặng có ảnh hưởng đến mức độ của bệnh thoái hóa khớp như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cân nặng có ảnh hưởng lớn đến mức độ của bệnh thoái hóa khớp - một dạng viêm khớp rất phổ biến. Những người bị viêm khớp gối cho thấy những mối liên quan với thừa cân béo phì, đau cơ xơ hóa, đau đa cơ, lạm dụng thuốc tây và viêm khớp dạng thấp, trong số các bệnh khác. 

Trong khi, những người bị viêm khớp háng cho thấy những mối liên quan với chứng đau đa cơ, đau cơ xơ hóa, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh về huyết khối tắc mạch, lạm dụng rượu…

Theo các nghiên cứu mới nhất về thoái hóa khớp được trình bày tại các cuộc họp gần đây của Liên minh các Hiệp hội Thấp khớp học châu Âu (EULAR) đã chứng minh rằng mối liên hệ giữa bệnh khớp và các bệnh lý khác, cũng như với mức độ thừa cân béo phì và chỉ số khối cơ thể (BMI). Cụ thể như sau, những người bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc các loại bệnh đi kèm nhiều hơn. 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thoái hoá khớp

Những người bị thoái hóa khớp cũng sẽ có nguy cơ cao bị chẩn đoán rằng mắc nhiều bệnh lý đi kèm, chủ yếu là các bệnh lý về cơ xương khớp và các đau đớn khác, nhưng cũng có thể là các bệnh lý ở các hệ cơ quan hoàn toàn khác nhau như tim mạch, thận,… Các nghiên cứu gần đây về giảm chỉ số BMI cho thấy sự chậm lại về tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp và tiến triển bệnh ở đầu gối, cũng như nguy cơ thay thế đầu gối.

Nhóm nghiên cứu của TS. Sultana Monira Hussain, các nghiên cứu viên cao cấp về Bệnh mạn tính và Lão hóa tại Đại học Monash ở Úc đã phát hiện ra rằng trong khi những cơ chế cơ bản liên quan đến mối quan hệ này rất phức tạp và chưa hoàn toàn hiểu được, sự gia tăng liên tục của các cơ sinh học và tình trạng viêm, rối loạn chuyển hóa có liên quan đến mô mỡ thừa có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tỷ lệ mắc bệnh và tiến triển của bệnh xương khớp.

Theo nghiên cứu khác đã được công bố vào tháng 6 năm 2022 trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì, cũng đã chỉ ra rằng sự giảm xuống của chỉ số BMI có liên quan đến việc thu hẹp không gian chung trên vùng trung thất ít hơn nhưng không bên phần đầu gối. Mặt giữa của khớp gối (phía nơi hai chân gặp nhau) là nơi chịu trọng lượng của khớp gối, và đây có thể là lý do khiến nó bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của trọng lượng cơ thể, trong khi phía bên của khớp gối (nơi nằm trên bên ngoài của khớp gối và ít chịu trọng lượng hơn bên giữa) thì gần như không bị ảnh hưởng.

Việc giảm cân đã được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc giảm đau và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp gối. Những người thừa cân béo phì và có thể cả những người có cân nặng bình thường, có thể đều được hưởng lợi từ việc giảm chỉ số BMI để giúp ngăn ngừa, trì hoãn hoặc làm chậm quá trình tiến triển hay các khiếm khuyết cấu trúc trong thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc giảm cân lành mạnh thông qua việc thực hiện một lối sống và ăn uống lành mạnh là điều quan trọng đối với bệnh lý như thoái hóa khớp. Bởi vì, càng ít chịu trọng lượng trên đầu gối thì càng ít có nguy cơ bị phá hủy cấu trúc.

4. Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh xương khớp và người thừa cân béo phì

Việc thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm, thoái hóa xương khớp, bao gồm đau, cứng và sưng. Vì vậy, việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và bổ dưỡng có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương thêm cho xương khớp và giữ cho cân nặng hợp lý để đảm bảo sức khỏe toàn diện.

Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp như:

a. Giúp giảm viêm và ngăn ngừa các tổn thương

Một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể những công cụ hữu ích để ngăn ngừa những tổn thương thêm cho khớp xương, điều này rất cần thiết cho người bệnh thoái hóa khớp.

Một số loại thực phẩm đã được biết đến với tác dụng giảm viêm trong cơ thể và việc tuân thủ chế độ ăn uống chống viêm có thể sẽ cải thiện các triệu chứng. Chế độ ăn đủ chất chống oxy hóa, bao gồm các vitamin nhóm A, C và E có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương thêm ở xương khớp.

b. Giảm cholesterol

Những người mắc thoái hóa khớp thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao, do đó khi giảm cholesterol có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh này. Trong đó, khi thực hiện đúng chế độ ăn uống, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện được mức cholesterol của họ.

c. Duy trì một cân nặng hợp lý

Thừa cân có thể gây tăng áp lực lên các khớp xương và việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể cũng có thể gây viêm nặng hơn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý có thể sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp.

Ngoài ra, giữ cân nặng hợp lý có thể sẽ gây khó khăn đối với một số người, đặc biệt là những người bệnh bị bệnh về xương khớp làm giảm khả năng vận động của họ. Chính vì thế, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ có thể đưa ra lời khuyên và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Xem thêm: Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào?

5. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

Để phòng ngừa khớp xương bị thoái hóa, mỗi người cần tạo cho mình một thói quen sống khoa học và lành mạnh: 

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ xương khớp. Những môn thể thao phù hợp cho người bị thoái hóa khớp đó là: yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe…

- Lối sống sinh hoạt, vận động đúng tư thế, tránh gây ra tổn thương cho hệ xương khớp.

- Nên hạn chế mang vác nặng hoặc làm công việc quá sức.

- Thường xuyên thay đổi tư thế trong quá trình sinh hoạt, vận động, tránh nằm, ngồi hoặc đứng lâu quá một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây co cứng khớp.

- Kiểm soát cân nặng phù hợp để giúp làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống thần kinh, dây chằng và xương khớp.

- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp như các nhóm thực phẩm giàu canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin B, vitamin D…

- Phòng tránh xảy ra chấn thương bằng cách chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia bất cứ hoạt động thể lực nào, đi giày vừa vặn với chân, tập luyện trong môi trường có đủ điều kiện. Nếu như không may bị chấn thương, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

- Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. 

- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress và căng thẳng.

- Không nên làm một việc gì đó quá với sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. 

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi và sớm phát hiện các bất thường.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X