Hotline 24/7
08983-08983

Những dược phẩm người loét dạ dày, hành tá tràng không nên uống

Nguyên nhân gây loét dạ dày có thể do phản ứng kích thích hóa học của một số dược phẩm. Do vậy người bệnh cần lưu ý với những loại thuốc sau.

1. Không uống các thuốc như Aspirin Indomethacin, Ibuprofen... 

Những loại này là thuốc giải nhiệt, giảm đau, có thể làm gia tăng mức độ loét do tiêu hóa dẫn tới.
 
Như Aspirin trực tiếp tác dụng tới niêm mạc dạ dày, có tác dụng kích thích mạnh tới niêm mạc dạ dày làm cho tế bào thượng bì bị long rụng ra, dẫn tới niêm mạc mất chức năng làm lá chắn che chở, dễ làm cho niêm mạc dạ dầy bị mủn loét và xuất huyết dạ dày
 
Thuốc Indomethacin có thể kích thích làm tăng lượng nội tiết của chất vị toan, dễ dẫn tới tiêu hóa kém và gây loét.
 
 Ibuprofen có tác dụng gây loét nhẹ hơn so với Indomethacin và phenylbutazone, nhưng người bệnh loét đường tiêu hóa cũng không nên uống.
 
2. Không uống các loại thuốc dạng Cortical hormone (Corticoid, adrenocortical hormone, Cortex hormone) như Cortisone prednisone, dexamethasone (DXM)...
 
Loại thuốc này dễ kích thích làm tăng lượng nội tiết vị toan và làm giảm thiểu năng lực bảo hộ và tự sửa chữa của lớp niêm mạc dạ dày, uống thời gian dài sẽ làm tăng nặng mức độ loét, thậm chí dẫn tới tai biến xuất huyết, xuyên thủng thành vách dạ dầy.
 
3. Không nên uống các loại thuốc hạ huyết áp như Guanethidine, Ebserpine
 
Loại thuốc này có thể dụ phát nội tiết vị toan, làm tăng nặng thêm chứng loét và còn dẫn tới hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa.
 
Đồng thời người bệnh loét dạ dày, hành tá tràng tuyệt đối tránh uống các loại thuốc tê chống liệt rung như Levodopa, Promocriptine.
 
4. Không uống các loại thuốc lợi tiểu như Furosemide, Ethacrymic acid
 
Các loại thuốc này có thể dẫn tới những phản ứng đường ruột, dạ dày như lợm giọng, nôn ói, đau phần bụng trên... trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới xuất huyết đường ruột, dạ dầy.
 
5. Không uống các loại thuốc hưng phấn trung khu thần kinh có chứa caffeine
 
Caffeine là loại chất kích thích mạnh, trực tiếp kích thích tế bào thành dạ dày, nội tiết càng nhiều vị toan, làm tăng nặng thêm loét dạ dày và loét hành tá tràng.

Ngoài ra, người bệnh loét đường tiêu hóa tuyệt đối không uống thuốc ngủ Chloralhydrate.

Theo DS Bùi Tú Loan - Người cao tuổi/Family Doctor

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X