Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm trùng da - “Kẻ thù giấu mặt” của bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính, người bệnh tiểu đường gần như phải làm bạn với thuốc tiểu đường suốt đời. Chính vì vậy việc kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo, cũng như giữ lượng đường ở mức tốt luôn là sự ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị tiểu đường. Trong số các bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường thì nhiễm trùng da là một trong những kẻ thù đáng sợ mà đôi khi người bệnh lại ít để ý tới.

I. Nhiễm trùng da là gì?

Nhiễm trùng da là dạng tổn thương mà vi khuẩn xâm nhập qua da, gây nên nhiễm trùng khi trú tại vùng da đó, có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn cơ thể.

Các dạng nhiễm trùng da thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường:

Viêm mô tế bào: các mảng viêm đỏ, đau trên da, có khi kèm theo sưng các hạch lân cận

Loét chân: thường gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân, thường có hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm sưng nề, tấy đỏ tại chỗ

Mụn nhọt: xuất hiện trên da

Nhiễm nấm: thường gặp ở bộ phận sinh dục  hay ở kẽ giữa các ngón chân.

II. Vì sao người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng da?

Người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da, viêm da hơn so với các bệnh khác bởi nồng độ đường trong cơ thể cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao cũng khiến các vết trầy xước dù rất nhỏ cũng có thể là môi trường để các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng sinh sôi tạo nên tình trạng viêm da tiểu đường.

Một nguyên nhân nữa là khi bị đái tháo đường, bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh khiến tinh thần căng thẳng, hay mắc các biến chứng khác đi kèm như: trầm cảm, rối loạn thần kinh. Trong đó, rối loạn thần kinh khiến người bệnh tiểu đường phản ứng chậm với tổn thương về da như xước, đau do vật dụng sắc nhọn đâm phải. Tổn thương da khả năng hồi phục chậm nên nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

III. Tại sao nhiễm trùng da lại nguy hiểm ở người tiểu đường?

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn hơn vì:

Nồng độ đường trong máu cao, trong khi vi khuẩn sống và phát triển được là nhờ có  đường

Có các biến chứng gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở các đầu ngón tay, ngón chân nên các vùng đó dễ bị tổn thương hơn. Điều này giúp vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu

Có biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh ngoại vi, nên khi có vết thương hay va chạm, người bệnh sẽ ít có cảm giác và chú ý đến vết thương, chỉ khi tình trạng diễn biến nặng nề hoặc có hoại tử thì lúc đó vết thương đã trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm: Vết loét tiểu đường: Hiểu rõ và chăm sóc đúng cách

IV. Người mắc tiểu đường thường gặp vấn đề nào trên da?

A. Nhiễm trùng da khi bị tiểu đường

Nguyên nhân do người bệnh mắc tiểu đường type 2 kiểm soát đường huyết chưa chặt chẽ gây ra bất thường vi tuần hoàn, giảm thực bài, khả năng kết dính của bạch cầu kém.

B. Nhiễm vi nấm

Vi nấm là yếu tố cao nhất khiến người mắc tiểu đường bị viêm da. Nguyên nhân do vi nấm bào mòn lớp hàng rào ngoài cùng bảo vệ da. Nhiệt độ ẩm thấp bên ngoài, những vị trí nếp gấp của da chính là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Tình trạng nhiễm vi nấm ở người mắc đái tháo đường thường do nấm Candida.

Nhiễm nấm Candida gây nên tình trạng bị viêm miệng, viêm móng, viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo ở nữ giới, viêm bao quy đầu ở nam giới. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện nhiễm nấm men ở hai bên mép, giống kiểu vết chốc mép.

Một số nấm khác cũng xuất hiện như nấm móng. Chúng phát triển ở kẽ ngón chân, tay và ở móng khiến người bệnh bị ngứa ngáy và tạo thành những ban màu đỏ tươi. Khi đó người bệnh thường xuất hiện các mụn nước, mụn mủ và bong vảy. Nếu bị viêm kẽ ở giữa các ngón chân không điều trị sớm có thể gây loét bàn chân.

C. Nhiễm trùng da do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn xuất hiện khá phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường do kiểm soát kém. Khi bị nhiễm trùng da, nang lông bị mưng mủ hoặc sưng tấy và trên da có nhiều mụn nhọt. Mi mắt, móng cũng là vị trí dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn.

D. Biến chứng ngoài về da do dùng thuốc điều trị đái tháo đường

Khi dùng thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh có thể bị nổi mề đay, phát ban màu hồng hoặc xuất hiện trứng cá đỏ. Sử dụng thuốc tolbutamide và chlorpropamide có thể khiến da nhạy cảm với ánh sáng.

Còn đối với thuốc hạ đường huyết có nguy cơ gây ra những phản ứng ngoài da.

V. Làm sao để phòng ngừa và đẩy lùi nhiễm trùng da?

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng da khi bị tiểu đường, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề đặc biệt trong việc vệ sinh da và thân thể như sau:

Vệ sinh da sạch sẽ, không nên tắm nước quá nóng, chỉ nên dùng nước ấm

Lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo sau khi tắm

Cắt móng tay, chân gọn gàng, không cắt ngắn quá

Không ngâm chân trong nước nóng lâu, không sử dụng nước nóng để làm ấm chân. Cần lau khô các kẽ chân sau khi rửa

Luôn mang giày dép khi đi ra ngoài, tránh giẫm phải vật sắc nhọn gây chảy máu. Nếu bị thương, vết xước cần lau, vệ sinh sát khuẩn bằng cồn, băng bó lại những vết rách sau khi phát hiện

Sử dụng tất rộng rãi

Tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập thể dụng như: dưỡng sinh, đi bộ,...

Tiêm insulin để cơ thể có đủ lượng insulin cần thiết giúp kiểm soát tốt đường huyết

Sử dụng điều trị bằng thuốc kháng sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X