Nhận biết các dấu hiệu bệnh gout thường gặp ở chân
Gout là một bệnh lý cơ xương khớp gây tổn thương và biến dạng khớp, thường tập trung ở các khớp chân. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể phá hủy hoàn toàn khớp. Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh gout ở chân thường gặp.
1. Tổng quan về bệnh gout ở chân
Bệnh gout là bệnh lý dạng viêm khớp làm sưng đỏ và khiến bệnh nhân thường xuyên đau nhức dữ dội, đột ngột ở một vài vùng vị trí khớp của cơ thể, nhất là ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay,...
Căn bệnh này có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric bên trong cơ thể người. Đồng thời, bệnh goutt có khả năng tái phát rất cao, nhất là khi gặp những điều kiện thuận lợi. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout ở chân rất quan trọng trong quá trình điều trị triệt để.
Do xu hướng phát triển ngày nay, con người thường có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học dẫn đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh gout gây nên một số những bất tiện cho người bệnh, chúng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được chữa trị khỏi và hạn chế tái phát nếu điều trị kịp thời và đúng cách.
2. Dấu hiệu bệnh gout ở chân qua các giai đoạn
Bệnh gout có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, và càng về sau bệnh sẽ càng trở nặng hơn:
a. Giai đoạn 1: Lượng axit uric trong máu tăng cao, không có triệu chứng rõ ràng.
- Ở giai đoạn nồng độ axit uric trong máu của cơ thể tăng cao thường không có triệu chứng nào rõ rệt, dấu hiệu bệnh gout ở chân cũng không thấy rõ.
- Ở giai đoạn này, các tinh thể axit uric có thể lắng đọng ở bên trong mô và dẫn đến tổn thương nhẹ, tuy nhiên người bệnh không cần phải thực hiện điều trị. Những người có sự tăng axit uric trong máu không có triệu chứng nên thực kiểm kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng hơn, gây nên gout.
b. Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện các cơn gout cấp
- Ở giai đoạn này, các tinh thể uric sẽ lắng đọng đột ngột, dẫn đến viêm cấp tính và xuất hiện các cơn đau cực kỳ dữ dội. Lúc này dấu hiệu bệnh gout ở chân là rõ nhất. Các cơn gout cấp bùng phát thường sẽ giảm dần sau 3 đến 10 ngày.
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cơn gout cấp bị kích hoạt, một số nguyên nhân phổ biến như tâm trạng căng thẳng, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn có chứa purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng hoặc do thời tiết lạnh…
c. Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gout cấp
Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn giữa các cơn gout cấp. Những cơn bộc phát gout có thể không xuất hiện lại sau vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện các biện pháp điều trị, gout có thể tái lại thường xuyên hơn. Ở giai đoạn này, các tinh thể uric vẫn tiếp tục lắng đọng ở trong mô của cơ thể.
Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
d. Giai đoạn 4: Bệnh gout có tophi mãn tính
- Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh gout với những dấu hiệu ở chân rất rõ ràng, có thể gây suy nhược nghiêm trọng cho cơ thể. Lúc này các tổn thương vĩnh viễn đã có thể xảy ra ở khớp và thận.
- Biểu hiện rõ nhất và người bệnh sẽ bị viêm khớp mạn tính và có những cục tophi xuất hiện tại các khớp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cục tophi là 1 dạng khối u lớn có tinh thể uric lắng đọng, có thể xuất hiện tại nhiều khu vực của cơ thể, như khớp ngón tay, ngón chân…
- Nếu không thực hiện điều trị gout kịp thời, 1 thời gian dài sau bệnh gout có tophi mạn tính sẽ xuất hiện và dẫn đến những nguy hiểm khôn lường. Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh gout ở chân sớm và thực hiện điều trị thì gout sẽ không tiến triển đến giai đoạn này.
3. Những dấu hiệu bệnh gout ở chân
Bệnh gout xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao làm hình thành tinh thể muối urat hình kim. Những tinh thể này thường lắng đọng tại những khớp như ngón chân cái, mu bàn chân, đầu gối,... gây nên viêm khớp. Dù xuất hiện ở bất kỳ khớp nào thì chúng đều có dấu hiệu bệnh gout ở chân điển hình như:
a. Đau đột ngột
Cơn gout cấp thường khởi phát rất bất ngờ, đột ngột vào những đêm. Điều này có thể được lý giải do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao đột ngột. Nguyên nhân làm cho chỉ số axit uric tăng cao có thể do bữa ăn quá giàu chất đạm như hải sản, thịt bò, hoặc uống quá nhiều rượu. Một số yếu tố khác cũng có thể khiến cơ thể khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, stress, chấn thương ở khớp,...
b. Mức độ đau càng dữ dội
Gout thường gây đau nhức ở các khớp ngón chân cái đầu tiên. Sau đó dần xuất hiện tại một số những khớp khác như mắt cá chân, đầu gối,... Khi cơn gout cấp tấn công, người bệnh sẽ cảm nhận sự đau đớn dữ dội, nhất là trong khoảng 4-12h đầu tiên. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, không thể yên giấc.
c. Các khớp sưng, nóng đỏ
Khi bạn sờ vào vùng bàn chân bị ảnh hưởng bởi gout, người bệnh sẽ cảm thấy nóng đỏ. Tình trạng này là do lưu lượng máu đến các vùng chịu ảnh hưởng đã tăng lên. Cơ thể chống lại sự tích tụ của các tinh thể axit uric bằng cách đưa những tế bào màu trắng tới tấn công lại các vật thể lạ xâm nhập bất thường.
Điều này gây ra tình trạng những khớp bệnh gout trở nên nóng ấm. Thế nhưng, tình trạng đau, sưng, nóng đỏ ở các khớp bị ảnh hưởng sẽ biến mất sau vài ngày.
d. Khớp cứng, khó cử động
Sự lắng đọng của những tính thể muối urat có thể khiến khớp bị tổn thương. Trong khi đó, các khớp ở chân là nơi thường chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, do đó khi cơn gout cấp tấn công sẽ có hiện tượng cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động.
e. Di chứng sau những cơn gout cấp
Sau khi những cơn đau gout dần được thuyên giảm, người bệnh có thể cảm thấy ngứa và bong tróc nhẹ. Các cơn gout cấp thường sẽ tấn công theo từng đợt khác nhau. Thông thường, sau khoảng 7 - 10 ngày, cơn đau sẽ được cải thiện dần, các khớp trở lại bình thường. Tuy nhiên, bệnh gout có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu bạn không có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh gout
4. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau bệnh gout ở chân tại nhà
- Chườm lạnh: Dùng khăn bọc đá lạnh chườm trực tiếp tại các vùng khớp đang sưng đỏ sẽ hỗ trợ giảm nhiệt độ vùng da bao quanh khớp. Việc này giúp làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực khớp đang viêm, từ đó hạn chế xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, nóng đỏ.
- Nâng khớp: Nâng cao khớp đang bị cơn gout cấp tấn công sẽ giúp bạn giảm áp lực cơ thể lên khớp. Từ đó hỗ trợ cải thiện phần nào dấu hiệu đau nhức khó chịu của bệnh gout.
- Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường và đào thải chất độc trong cơ thể, trong đó có axit uric ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày người bệnh gout cần nên uống từ 2 - 2.5l nước giúp thận đào thải nhanh chóng lượng axit uric dư thừa. Điều này nhằm làm giảm sự hình thành của những tinh thể muối urat lắng đọng tại những khớp viêm.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Cách tốt nhất để phòng ngừa những cơn gout cấp tái phát, người bệnh cần nên có cho riêng mình chế độ ăn cho người mắc bệnh gout dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Hạn chế ăn những thực phẩm giàu hàm lượng purin như thịt bò, cá biển, tôm cua, nội tạng động vật,... Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, hạn chế uống rượu bia, các thức uống có cồn khác.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình