Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh gout

Gout là một dạng bệnh viêm khớp, hình thành do sự lắng động tinh thể urat ở một số tổ chức, cơ quan. Những người mắt phải gout có thể bị sưng, đau và viêm khớp đột ngột. Tuy nhiên, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh của người bệnh.

1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bệnh gout

Hầu hết các axit uric được sinh ra trong cơ thể. Đối với người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn đau gout. Do đó, thực đơn cho người bệnh gout cần hạn chế những thực phẩm nhiều purines để phòng ngừa các cơn gout.

Thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên giảm cân sẽ làm giảm axit uric trong cơ thể. Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa purin cao, bởi đây là chất phân hủy thành axit uric trong cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải một đợt đau gout cấp tính. Do đó, nên tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt đỏ, thịt xông khói, cá, tôm, cua, sò điệp… Thực phẩm người bị gout có thể ăn là trứng, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám,…Và lượng thịt nạp vào cơ thể không quá 150g/24 giờ. 

Người bệnh gout nên uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14%. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

2. Các yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh gout

Bệnh gout có một số yếu tố nguy cơ, trong đó có những nguyên nhân chủ quan không thể kiểm soát, như tuổi tác và di truyền. Ngoài ra, còn những yếu tố rủi ro bao gồm:

- Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều purin, fructose (đường trái cây) và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

- Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh gout phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.

- Giới tính: Nam giới trung niên có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, nữ giới thường xảy ra sau giai đoạn mãn kinh.

- Do mắc các bệnh lý mạn tính: Những người mắc các bệnh lý như bệnh thận, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

a. Người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh

Một nguyên nhân không nhỏ gây nên bệnh gút đó chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý thuyên giảm đi hoặc trầm trọng hơn. Ăn nhiều rau xanh có tác dụng rất tốt cho việc đào thải các acid uric ra bên ngoài cơ thể. Bạn nên ăn những loại thực phẩm tốt có màu xanh đậm đặc biệt là rau cải. Rau cải có thể nấu thành canh để ăn hoặc cũng có thể đun thành nước để uống.

Việc tiêu thụ các loại rau giàu purin như măng tây, rau bina và súp không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout như người ta từng nghĩ. Thêm vào đó, ăn một chế độ ăn bao gồm nhiều rau giúp cơ thể đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Bông cải xanh và rau chân vịt là những loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Các loại rau có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… cũng rất tốt cho người bệnh gout vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.

b. Ăn đa dạng các loại trái cây

Bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, người mắc bệnh gout cũng nên bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu từ các loại quả như bưởi, dưa hấu, nho, chuối…

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ăn cherry có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể làm giảm cơ chế tái phát ở bệnh nhân gout. Cherry và một số sản phẩm từ cherry (như nước ép cherry) cũng chứa anthocyanins hàm lượng cao, là một flavonoid có đặc tính chống ôxy hóa, có tác dụng tốt trong việc kiểm tra cơn đau và viêm liên quan đến bệnh gout.

Nhiều bằng chứng chỉ ra tiêu thụ 500mg vitamin C hàng ngày có thể là một hiệu quả để giảm tần suất phát bệnh gout. Vitamin C giúp bài tiết axit uric, và trái cây họ cam quýt là thực phẩm chứa lượng vitamin C dồi dào.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa bệnh gout

c. Sữa tốt cho người bệnh gout

Sữa là thực phẩm được xếp vào nhóm có chứa hàm lượng purin thấp. Trong 100g sữa chỉ chứa 0-50mg hàm lượng purin. Trong khi đó, lượng purin mà cơ thể có thể dung nạp mỗi ngày tối đa là 150mg/100g. Vì thế, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây nên bệnh gout.

Người bệnh gout nên chọn các loại sữa sau:

- Sữa tươi: Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh gout có thể uổng 1-2 cốc sữa/ngày giúp kiểm soát bệnh.

- Sữa tách béo: Các loại sữa tách béo thường không cản trở quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Người bệnh gout nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe.

- Sữa chua: Đây là thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường, đạm, đồng thời loại bỏ lượng axit uric dư thừa trong máu.

d. Tăng cường nguồn protein thực vật

Protein từ thực vật có trong những thực phẩm như đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng sẽ giúp người bệnh gout duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Trong chế độ ăn dành cho người bệnh gout, nên giảm ăn thịt và hải sản, nhưng vẫn cần tiêu thụ khoảng 15-30% lượng calo từ protein.

Một số thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật và dầu thực vật (chẳng hạn như ô liu, hướng dương và đậu nành) thậm chí có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh gout.

e. Tích cực bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống sưng viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày người mắc bệnh gout nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao như nhóm họ có múi: cam, chanh, bưởi… Không chỉ vậy,vitamin C còn đẩy mạnh quá trình chống oxy hóa cũng như thoái hóa khớp.

4. Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bệnh gout

Bên cạnh việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của bệnh gout thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu, bao gồm:

a. Giảm cân

Thừa cân sẽ khiến người bệnh gout dễ gặp phải tình trạng đợt gút cấp. Khi thừa cân, cơ thể có sự đề kháng insulin. Việc này góp phần thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp người bệnh giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các cơn gout cấp.

b. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp người bệnh duy trì một thể trạng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp và cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Xem thêm: Bệnh gout: Chẩn đoán và điều trị

c. Uống đủ nước

Nước có tác dụng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể cũng như việc tiết hồ hôi hay đi tiểu. Người mắc bệnh gút cũng nên uống nhiều nước hàng ngày (nước lọc, nước trái cây) để làm loãng lượng acid uric trong máu họ.

d. Hạn chế uống những đồ uống có cồn

Cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Bởi vì, cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric nên lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X