Hotline 24/7
08983-08983

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân cần phải cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

1. Tổng quan về bệnh gout

Gout là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng. Bệnh gout thường ảnh hưởng sớm đến bàn chân, gây ra đau đớn và bất lợi cho sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh gout.

Axit uric là sản phẩm cuối cùng được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa thực phẩm có chứa purin. Purin cũng được tạo ra trong quá trình phân hủy tế bào tự nhiên của cơ thể.

Phần lớn axit uric hòa tan trong máu, được đưa đến thận và đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Khi cơ thể xảy ra tình trạng tăng tổng hợp axit uric hoặc giảm thải axit uric ở thận hoặc ruột, axit uric tạo thành tinh thể monosodium urate (còn gọi là muối urate) lắng đọng trong các mô gây ra một dạng viêm khớp gọi là bệnh gout.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Nguyên nhân chính gây bệnh gout là sự tạo thành và tích tụ acid uric trong cơ thể. Acid uric là một chất tự nhiên được tạo ra khi cơ thể phân giải purin - một hợp chất có trong các loại thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,…

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 - 420 umol/L và 150 - 350 umol/L đối với nữ giới.

- Nguyên nhân nguyên phát: Đa số người bị bệnh gout do nguyên nhân này, thường gặp ở đối tượng nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, ăn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, uống nhiều bia rượu…

- Nguyên nhân thứ phát: Tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác.

+ Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận.

+ Mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương,…

+ Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh gout

3. Những biến chứng bệnh gout thường gặp

Những bệnh nhân mắc bệnh gout thường có dấu hiệu bị sưng tấy, đau nhức dữ dội ở các khớp. Cơn đau bắt đầu từ những khớp ngón chân và lan rộng ra khớp ngón tay, khuỷu tay, bàn chân,…Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số biến chứng khi bệnh gout không được kiểm soát:

a. Tàn phế khớp

Khi bị bệnh gout, tinh thể muối urat nhanh chóng hình thành và lắng đọng ở các khớp. Bệnh chuyển biến càng nặng sẽ khiến cho các hạt tophi biến dạng và cản trở sự hoạt động của khớp. Bên cạnh đó, hạt tophi to ra sẽ rất dễ chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh ngoại biên, gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Lúc này, hạt tophi ngày càng to nên rất dễ bị vỡ ra. Sự rò rỉ muối urat sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết. Điều này thúc đẩy nguy cơ bị tàn phế, tháo khớp hoặc cắt cụt chi. Ngoài ra, các cơ quan như mạch máu, tim mạch cũng bị tổn thương và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

b. Hủy hoại thận

Thận là cơ quan thực hiện nhiệm vụ đào thải các axit uric ra ngoài cơ thể. Lúc này, axit uric sẽ nhanh chóng chuyển biến thành tinh thể urat. Từ đó, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các bệnh lý khác như viêm khe thận, sỏi thận, viêm cầu thận, tắc ống thận,… Sỏi thận chiếm 10 - 20% các trường hợp mắc bệnh gout.

Khi mắc phải các bệnh lý về thận, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ bị ngộ độc. Nguy cơ sỏi thận tăng lên nhanh chóng, rất dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Số hạt tophi tăng nhanh càng khiến cho bệnh thận chuyển biến nặng hơn.

c. Đột quỵ

Những bệnh nhân mắc bệnh gout mãn tính sẽ đứng trước nguy cơ bị đột quỵ. Tinh thể urat lắng đọng sẽ khiến cho các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời, cơ tim người bệnh bị viêm màng trong, giảm khả năng lưu thông máu và dẫn đến đột quỵ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi bệnh nhân mắc bệnh gout.

d. Biến dạng khớp

Hạt tophi có số lượng lớn sẽ rất dễ gây viêm loét ở các tổ chức mô mềm dưới da như vùng bắp tay, vùng đùi, vùng bụng,… Bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng biến dạng khớp ở các vị trí như cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, ngón chân, gót chân,… Khi khớp bị cứng, đau đớn, bệnh nhân sẽ không thể vận động được.

Đặc biệt, trên hình ảnh Xquang sẽ thấy dấu hiệu hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương. Bệnh gout sẽ chuyển biến phức tạp tùy thuộc vào tình trạng và mức độ mắc bệnh. Tình trạng biến dạng khớp nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân.

e. Hỏng khớp, bại liệt

Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây tổn thương khớp, hỏng khớp. Hạt tophi phát triển nhanh ở các mô sụn xung quanh khớp. Dần dần, người bệnh sẽ rất dễ bị bại liệt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các khớp nhanh chóng bị phá hủy hoàn toàn. Bệnh nhân đứng trước nguy cơ bại liệt và mất dần khả năng vận động khớp.

Bên cạnh đó, khi máu không lưu thông sẽ khiến cho máu tích tụ ở mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai biến, nguy hiểm cho tính mạng con người. Rất nhiều trường hợp người bệnh không chữa trị kịp thời khiến cho chức năng khớp bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng cứng khớp.

f. Một số biến chứng khác

Ngoài những biến chứng vừa nêu trên, những bệnh nhân mắc bệnh gout còn rất dễ bị khô mắt, đục thủy tinh thể, tầm nhìn kém,… Bên cạnh đó, nếu bệnh ở mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc bất ổn, trở nên bi quan, rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm quá nhiều.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa bệnh gout

4. Những biện pháp ngăn ngừa biến chứng của bệnh gout

Bệnh gout trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Với căn bệnh này, người bệnh nên chú ý đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Một số biện pháp ngăn ngừa biến chứng do bệnh gout gây ra:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…

- Tích cực bổ sung nước cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn cần uống 2 lít nước để đào thải các độc tố và ngăn ngừa sự kết tủa của muối urat.

- Bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu.

- Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả, một số loại củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như mầm giá đỗ, đậu hà lan,…

- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì.

- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

- Suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

- Không nên thức khuya, dậy sớm, làm việc quá sức.

- Không được mang vác các loại vật nặng gây chèn ép, tổn thương nghiêm trọng ở các khớp. 

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn.

- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X