Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng ống cổ tay

Khớp cổ tay của em thường bị đau nhức, em tìm hiểu thì được biết đây là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Xin hỏi bác sĩ em có nên phẫu thuật không? Tỷ lệ tái phát như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

[HOI]Bác sĩ ơi, em là nhân viên văn phòng. Gần đây khớp cổ tay của em thường bị nhức đau, phải xoa bóp mới đỡ. Em có lên mạng tham khảo, và thấy các triệu chứng giống với hội chứng ống cổ tay. Em làm việc với máy tính đã 6 năm nay. Không biết em có nên phẫu thuật không ạ? Sau phẫu thuật thì có tái phát hội chứng này không ạ?

Bảo Xuyến - 27 tuổi, Hà Nội[/HOI]

[DAP]Chào bạn,

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng tê bì và đau nhiều ngón tay hoặc cả bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn, còn ngón út không bị. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.

Nguyên nhân

Hội chứng ống cổ tay là do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây giữa chạy từ cẳng tay qua ống cổ tay xuống đến bàn tay. Nó chi phối cảm giác cho ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Nó cũng chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái.

Trong nhiều trường hợp, không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác nhận. Thường là do một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây ra.

Điều trị

  • Thuốc: các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hay dùng thuốc uống.
  • Nẹp hay bao cổ tay: dùng nẹp cổ tay ban đêm khi ngủ hoặc bao cổ tay ban ngày khi làm việc.
  • Các phương pháp điều trị vật lý khác: bấm nắn cột sống, tập Yoga, xoa bóp, điều trị đau bằng laser, các bài tập trượt gân, các bài tập cổ tay…
  • Điều trị phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, hoặc khi tổn thương chèn ép thần kinh ở mức độ nặng, teo cơ nhiều. Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép. Có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở.

Tuy nhiên đây mới là bạn dự đoán, chứ chưa có kết luận của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đi thăm khám, chụp chiếu tại chuyên khoa xương khớp của bệnh viện để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bạn đang gặp phải.

Trường hợp của bạn tôi có một số lời khuyên như sau:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay.
  • Giữ cổ tay ở tư thế thư giãn trung bình là tốt nhất.
  • Các bàn phím/bảng điều khiển được bố trí sao cho an toàn, hiệu quả nơi làm việc: để ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút.
  • Dùng con chuột đứng cho máy tính, giữ cho cổ tay ở một góc chuẩn thích hợp tối đa.
  • Sử dụng bao cổ tay khi cần thiết.
  • Giữ bàn tay và cổ tay ấm khi làm việc: dùng găng tay không có ngón.
  • Giảm lực và thư giãn khi cầm nắm.

Ngoài ra bạn nên tham khảo và sử dụng sớm sản phẩm viên khớp GHV Bone với thành phần Bột đạm thủy phân được chiết xuất từ mô sụn của các sinh vật biển, giúp tái tạo, phục hồi và bảo vệ sụn khớp hiệu quả, đã được trăm ngàn người bệnh yên tâm tin tưởng và có hiệu quả rất tốt. Đây là sản phẩm của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, đã được đưa tin trên các kênh truyền hình thiết yếu của quốc gia, bạn nên cân nhắc và sử dụng sớm cho mình nhé.

Chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng!

Đừng chủ quan khi bị đau cổ tay

Đau khớp cổ tay do đâu?[/DAP]

viên khớp GHV Bone

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X