Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị đường huyết cao trong thai kỳ
Tình trạng đường huyết tăng cao cũng khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do đâu và biện pháp nào giúp mẹ kiểm soát sức khỏe tốt hơn.
Đường huyết tăng cao trong thai kỳ có ảnh hưởng đến bà bầu và em bé không?
Các bác sĩ chuyên khoa luôn đề nghị mẹ bầu làm các cuộc kiểm tra đường huyết. Đối với người bình thường mà nói, đường huyết khi bụng rỗng nên duy trì trong phạm vi 3.9 – 6.1mmol/L là phù hợp và ổn định. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thì vấn đề kiểm soát đường huyết đòi hỏi phải nghiêm ngặt hơn.
Theo quy định, chỉ số đường huyết của bà bầu khi bụng rỗng phải ở mức 3.1 đến 5.6mmol/L để có thể đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Rất nhiều mẹ chủ quan nghĩ rằng tình trạng đường huyết không quá nguy hiểm nhưng sau khi kiểm tra, chỉ số này tăng cao khiến mẹ bầu không lường được tác hại.
Khi đường huyết quá cao sẽ làm tăng ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe thai phụ. Đồng thời, nó còn tăng nguy cơ khiến mẹ sinh non, thậm chí sảy thai. Và nếu dù chưa đến mức nghiêm trọng thì thai nhi trong bụng mẹ cũng khó tránh bị tác động xấu.
Nguyên nhân nào khiến đường huyết của mẹ bầu tăng cao?
Theo bác sĩ chuyên khoa, chỉ số đường huyết của bà bầu tăng cao chủ yếu do 5 nguyên nhân gây ra, bao gồm: chế độ ăn uống không hợp lý, thể trọng vượt mức tiêu chuẩn, di truyền trong gia tộc, mẹ tuổi cao và vấn đề hóc môn làm trở ngại insulin tiết ra trong cơ thể.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hóc môn có thể sinh ra phản ứng đối kháng với quá trình sản sinh insulin bình thường, từ đó dẫn đến chỉ số đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu rất thích ăn uống thực phẩm giàu nhiệt lượng và chất béo. Sự kích thích của thức ăn không hợp lý sẽ khiến Insulin tiết ra quá mức. Chức năng của tuyến tụy không chịu được áp lực này nên cũng dễ gây ra tình trạng tăng đường huyết.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu ít vận động khiến chức năng trao đổi chất suy giảm, thể trọng tăng quá mức ngoài gây tác hại cho thai nhi mà còn khiến mẹ dễ mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ, đồng thời nguy cơ tăng đường huyết cũng cao hơn bình thường.
Mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc này để phòng ngừa đường huyết tăng cao
Kiểm soát chế độ ăn uống
Mẹ bầu nên hạn chế thức ăn nhiều đường, ngay cả các loại trái cây quá ngọt cũng không nên ăn nhiều. Song song đó, mẹ có thể chọn rau củ quả ít đường làm món ăn vặt giữa các bữa chính, không nên ăn đồ chiên hoặc đồ ăn vặt nhiều muối, đường.
Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo hấp thu đầy đủ thịt, trứng, sữa để đa dạng hóa thức ăn, dung nạp nhiều chất xơ thực vật và vitamin trong rau xanh để phòng ngừa nhiều chứng bệnh trong thai kỳ.
Ăn ít nhưng chia nhiều bữa
Để kiểm soát lượng đường huyết và đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần ăn uống theo nguyên tắc "ăn ít, nhưng nhiều bữa". Điều này khiến cho thức ăn dễ tiêu hóa, các chất dinh dưỡng được hấp thu tối ưu hơn, quá trình trao đổi chất thuận lợi.
Cân nặng cũng rất quan trọng
Trong suốt thai kỳ, mẹ chắc chắn sẽ tăng cân dù nhiều hay ít. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ vô tư để cân nặng tăng quá mức tiêu chuẩn. Bởi vì một khi bị béo phì thì kéo theo nguy cơ đường huyết tăng cao. Nếu mẹ không rõ mức thể trọng thế nào là hợp lý thì có thể tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn.
Vận động phù hợp
Vận động nhẹ nhàng, hợp lý sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Mẹ có thể chọn cách hoạt động thể chất tùy tình trạng sức khỏe của mình, trong đó tản bộ nhẹ luôn là lựa chọn lý tưởng hơn cả.
Những động tác giúp ra mồ hôi có thể thúc đẩy tiêu hóa, rèn luyện thân thể, tăng cường trao đổi chất và giảm bớt đường huyết tăng cao. Do đó, mẹ bầu nên có thói quen vận động để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Theo Helino
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình