Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh Gout nên ăn gì?

Ngoài điều trị giảm sưng, đau khớp khi lên cơn cấp tính thì những thực phẩm giúp cơ thể đào thải acid uric cũng có tác dụng tốt với người bệnh Gout. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi một người đã mắc bệnh Gout thì rất khó chữa trị khỏi hẳn mà nên xác định là “sống chung với bệnh Gout”.

Bệnh thường gây đau và viêm tấy ở khớp xương, đặc biệt là khớp ngón cái, khớp gối và đau nhiều nhất về ban đêm. Đau kèm theo rát bỏng rất khó chịu.

Nguyên nhân của bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Lý do đau khớp là khi acid uric vượt quá 8 mg/dl trong máu mà khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm và tinh thể urat lắng đọng lại trong khớp xương.

Người bình thường thì lượng acid uric sản xuất ra và thải trừ luôn cân bằng. Khi các loại thực phẩm có chứa nhân purin đưa vào cơ thể được phân hủy thành acid uric thì lượng acid uric trong máu sẽ tăng cao.

Acid uric là loại trung tính mà cơ thể con người không cần thiết, sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric được tạo ra cũng tăng theo nên cơ thể không thể đào thải ra hết được.

Thực phẩm có nhiều chất purin là phủ tạng động vật (như óc, thận, gan, tim); thịt đỏ (các loại thịt: chó, bò, trâu, cừu, ngan, vịt, ngỗng) và hải sản (tôm, mực.). Trừ các loại rau xanh nhiều purin lại không làm gia tăng bệnh Gout.

Ăn thịt chứa nhiều mỡ, sữa có nhiều chất béo, bia, thực phẩm sấy khô (cá khô, mực khô, thịt hun khói) và các chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao mắc bệnh Gout.

Do vậy, người bị Gout nên tránh sử dụng các thực phẩm trên và thường xuyên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ,  đường, trứng, sữa, phomat tươi, rau, quả. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.

Khi đang bị cơn đau Gout cấp thì tạm thời chỉ ăn: cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái cây, rau các loại và không nên sử dụng chất đạm (nước mắm). Khi hết cơn đau, có thể ăn một số ít thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá.

Ngoài việc ăn uống thì người mắc bệnh gút cũng nên tập luyện thể thao và bổ sung thêm các sản phẩm giúp tái tạo lại các khớp đã bị tổn thương.

- Các bài tập, vận động sẽ giúp khớp dẻo dai, máu lưu thông tới các khớp sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ tinh thể urat tại đây từ đó giúp giảm đau nhức khớp. Chỉ nên luyện tập những bài đơn giản và khi không có triệu chứng của bệnh gút. Trung bình mỗi ngày cần bỏ ra 30 - 60 phút để tập luyện.

- Kết hợp dùng thêm Viên khớp GHV Bone giúp tái tạo và phục hồi các khớp đã bị tổn thương do các tinh thể urat lắng đọng lại, giúp các khớp bàn chân, bàn tay vận động được linh hoạt hơn, làm chậm được quá trình thoái hóa các khớp.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo thêm phóng sự nói về Viên khớp GHV Bone của GS. TS Phạm Quốc Long

>> Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Gút: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Ngủ dậy bị đau nhức các khớp ngón tay là bệnh gì?

Chế độ ăn uống trong dịp Tết cho bệnh nhân Gút

Cẩn trọng mắc bệnh Gút do thói quen ăn uống dịp Tết

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X