Hotline 24/7
08983-08983

Muốn ngăn ngừa đột quỵ, hãy thay đổi 6 yếu tố nguy cơ này

Theo TS.BS Trương Lê Tuấn Anh - Phó trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu, Bệnh viện Nhân Dân 115, có 6 yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được: tăng huyết áp, rối loạn lipid (mỡ) máu, hút thuốc lá, thừa cân/ béo phì, đái tháo đường, lười vận động…

Để giúp quý bệnh nhân và cộng đồng hiểu hiểu rõ về đột quỵ và tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp, từ đó có thái độ đúng, tăng tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực, Bệnh viện Nhân Dân 115 tổ chức chương trình chương trình “Chăm sóc, tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp, phòng ngừa đột quỵ”.


Tại chương trình “Tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp, phòng ngừa đột quỵ” do Bệnh viện Nhân Dân 115 tổ chức diễn ra ngày 29/9, TS.BS Trương Lê Tuấn Anh - Phó trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não đã chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích về phòng ngừa và xử trí khi bị đột quỵ.


TRIỆU CHỨNG KHỞI PHÁT ĐỘT QUỴ

Bệnh cảnh khởi phát thường đột ngột:

  • Méo miệng
  • Nói khó hay không nói được
  • Yếu liệt tay chân cùng bên
  • Dị cảm nửa người
  • Mất thị lực (đặc biệt ở 1 mắt)
  • Chóng mặt + mất thăng bằng

PHÂN LOẠI ĐỘT QUỴ NÃO

- Vỡ mạch máu não (chiếm tỷ lệ 20% ca đột quỵ) làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ đồng thời thiếu máu nuôi làm một hay vài khu mô não bị hoại tử. Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất.

- Nhồi máu não (chiếm tỷ lệ 80% ca đột quỵ): Do cục máu đông tại chỗ của động mạch nãohay cục máu đông từ xa chuyển đếngây tắc động mạch não, vùng mô não do động mạch đó cấp nuôi dưỡng bị thiếu máu và hậu quả là bị hoại.

THỜI GIAN LÀ VÀNG

- 1 phút: 2 triệu neuron (tế bào thần kinh) chết

- Tái thông >< không tái thông: khả năng phục hồi chức năng tốt sau 3 tháng gấp 4,4 lần

LÀM GÌ KHI BỊ ĐỘT QUỴ

- Không để bệnh nhân té ngã, chấn thương

- Để bệnh nhân nằm nghiêng qua 1 bên nếu có nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở

- Gọi xe đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện chữa trị

- Không tự ý cho uống, nhỏ thuốc hạ áp hay bất kỳ một thuốc nào khác

- Không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại hay không

- Không cạo gió, cắt lể...

YẾU TỐ NGUY CƠ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC:

- Tuổi: đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng tuổi càng tăng thì nguy cơ đột quỵ càng lớn

- Giới tính: nguy cơ đột quỵ nữ > nam (do nữ sử dụng thuốc ngừa thai và mang thai)

- Di truyền và chủng tộc

- Tiền sử đột quỵ: Có nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người chưa đột quỵ

YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC

- Tăng huyết áp

- Rối loạn lipid (mỡ) máu

- Hút thuốc lá

- Thừa cân/ Béo phì

- Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường

- Lười vận động

MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ THỂ LÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

- Căng thẳng

- Estrogen

- Tăng đông máu

- Rối loạn các thành phần Apo Protein máu

- Uống rượu quá mức (giới hạn trong việc uống rượu bia điều độ là < 2 ly/ ngày/ nam và 1 ly/ ngày/ nữ)

- Hói sớm và nhiều đỉnh đầu ở nam

- Mãn kinh sớm ở nữ

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Kiểm soát & điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi:

- Tăng huyết áp

- Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim

- Đái tháo đường

- Rối loạn chuyển hóa lipid máu

- Hẹp ĐMC có triệu chứng

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của BS, chỉ ngưng khi có ý kiến của BS

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối

Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, chế độ ăn: tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.

Theo Kim Quy - Bệnh viện Nhân dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X