Một số giải pháp giảm mùi của hơi thở
Hơi thở có mùi là nỗi khổ tâm của nhiều người, đặc biệt là phái nữ. Rất may, bạn có thể hạn chế nỗi khổ này bằng những giải pháp đơn giản.
Tại sao hơi thở có mùi?
Hễ hơi thở có mùi khó chịu thì thông thường người ta nghĩ ngay đến nguyên nhân từ răng, miệng. Số còn lại thường kết tội cho dạ dày vì tiêu hóa trục trặc sao đó nên uế khí dội ngược lên trên.
Tất nhiên, hơi thở khó trong lành nếu răng không sạch sau bữa ăn hay viêm nha chu thường xuyên. Răng là nguyên nhân hàng đầu làm hôi miêng. Hôi miệng do nguyên nhân ở dạ dày, như trong hội chứng trào ngược chiếm tỉ lệ rất thấp.
Ngoài những lý do dễ cảm nhận trên, một lý do lớn khác dẫn đến hôi miệng mà ít người đế ý đến là vi khuẩn trong vùng hầu họng. Phản ứng lên men của nấm mốc ở đây mới thực sự là nguyên nhân gây hôi miệng vừa ác liệt vừa khó chữa.
Do một số thói quen xấu như kéo hơi vào quá thường bằng đường miệng vì nhai kẹo cao su, vì nói nhiều, nói trong khi ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh và nhất là hút thuốc… thì lực lượng vi khuẩn tốt không còn đủ sức trấn áp nấm mốc, khiến chúng phát triển mạnh.
Đáng tiếc là nhiều người ít để ý đến khu vực tập trung nấm mốc này là ở vùng đáy lưỡi để vệ sinh thường xuyên khi đánh răng.
Một số giải pháp khắc phục:
Nếu bị hôi miệng mà không xác định được nguyên nhân là do răng hoặc dạ dày, hãy để ý đến khu vực nấm mốc này và thực hiện một số giải pháp đơn giản sau:
- Mỗi ngày 2 lần (sáng, tối) dùng cây cạo lưỡi làm sạch vùng đáy lưỡi một cách nhẹ nhàng.
- Đừng quên ăn sáng để mượn nước bọt kéo sạch rác rến trong miệng, cũng đừng quên đánh răng thật sạch sau đó.
- Uống nước cho đủ trong ngày vì nấm mốc chỉ đợi thời cơ thiếu nước bọt là tấn công.
- Nhai ngay chút ngò rí sau khi ăn tỏi, hành, mắm...
- Súc miệng cho sạch sau khi uống cà phê.
- Súc miệng mỗi sáng với một muỗng canh dầu ăn.
- Súc miệng mỗi tối với nước trà pha chút tinh dầu cây thuốc, loại nào cũng được miễn dùng xong thấy dễ chịu.
Hễ hơi thở có mùi khó chịu thì thông thường người ta nghĩ ngay đến nguyên nhân từ răng, miệng. Số còn lại thường kết tội cho dạ dày vì tiêu hóa trục trặc sao đó nên uế khí dội ngược lên trên.
Tất nhiên, hơi thở khó trong lành nếu răng không sạch sau bữa ăn hay viêm nha chu thường xuyên. Răng là nguyên nhân hàng đầu làm hôi miêng. Hôi miệng do nguyên nhân ở dạ dày, như trong hội chứng trào ngược chiếm tỉ lệ rất thấp.
Ngoài những lý do dễ cảm nhận trên, một lý do lớn khác dẫn đến hôi miệng mà ít người đế ý đến là vi khuẩn trong vùng hầu họng. Phản ứng lên men của nấm mốc ở đây mới thực sự là nguyên nhân gây hôi miệng vừa ác liệt vừa khó chữa.
Do một số thói quen xấu như kéo hơi vào quá thường bằng đường miệng vì nhai kẹo cao su, vì nói nhiều, nói trong khi ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh và nhất là hút thuốc… thì lực lượng vi khuẩn tốt không còn đủ sức trấn áp nấm mốc, khiến chúng phát triển mạnh.
Đáng tiếc là nhiều người ít để ý đến khu vực tập trung nấm mốc này là ở vùng đáy lưỡi để vệ sinh thường xuyên khi đánh răng.
Một số giải pháp khắc phục:
Nếu bị hôi miệng mà không xác định được nguyên nhân là do răng hoặc dạ dày, hãy để ý đến khu vực nấm mốc này và thực hiện một số giải pháp đơn giản sau:
- Mỗi ngày 2 lần (sáng, tối) dùng cây cạo lưỡi làm sạch vùng đáy lưỡi một cách nhẹ nhàng.
- Đừng quên ăn sáng để mượn nước bọt kéo sạch rác rến trong miệng, cũng đừng quên đánh răng thật sạch sau đó.
- Uống nước cho đủ trong ngày vì nấm mốc chỉ đợi thời cơ thiếu nước bọt là tấn công.
- Nhai ngay chút ngò rí sau khi ăn tỏi, hành, mắm...
- Súc miệng cho sạch sau khi uống cà phê.
- Súc miệng mỗi sáng với một muỗng canh dầu ăn.
- Súc miệng mỗi tối với nước trà pha chút tinh dầu cây thuốc, loại nào cũng được miễn dùng xong thấy dễ chịu.
AloBacsi.vn
Theo Người Lao Động
Theo Người Lao Động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình