Miếng dán da: tiện lợi nhưng hãy cẩn trọng
Miếng dán chống buồn ngủ mà sĩ tử dùng trong mùa thi là dạng thuốc kích thần, nguy cơ gây nghiện và ảnh hưởng đến thần kinh rất cao.
Theo PGS-TS Vũ Văn Long, Phó trưởng Bộ môn Bào chế của ĐH Dược (Hà Nội), dạng thuốc dán thấm qua da cho tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân còn được gọi là hệ điều trị xuyên da, có tên viết tắt là TTS nên sau tên thuốc của dạng thuốc này luôn có chữ TTS.
Cùng dược chất nhưng sử dụng khác nhau
Nhiều bác sĩ phân tích rằng sở dĩ sản phẩm thuốc dán được chú ý vì chúng tiện lợi: Chỉ là miếng dán trên da nhưng dược chất sẽ thấm xuyên da để vào tĩnh mạch dưới da, vào hệ tuần hoàn chung và cho tác dụng toàn thân.
Cần có chỉ định
Các thầy thuốc cũng cảnh báo rằng thuốc dán vẫn có thể cho tác dụng phụ giống như thuốc uống hay tiêm. Như fentanyl TTS chứa dược chất giảm đau gây nghiện có thể gây khó thở, thở chậm, suy hô hấp hoặc scopoderm TTS chứa dược chất chống co thắt, chống nôn có thể làm khô miệng, táo bón, làm mắt nhìn mờ...
Miếng dán khó hạ sốt Miếng dán hạ sốt trẻ em được khá nhiều phụ huynh sử dụng để hạ sốt cho con. Theo các bác sĩ nhi khoa, miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh trong chườm , không được khuyến cáo dùng hạ sốt cho trẻ. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc dán một miếng ở trên trán trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể mất đi một khoảng da để trao đổi không khí, khó bốc hơi ra ngoài khiến cơ thể khó hạ nhiệt. Đó là chưa kể các thành phần của miếng dán có thể khiến trẻ bị dị ứng vì tinh dầu bạc hà. Với bệnh nhi đang sốt từ 3805 trở lên nên được hạ sốt bằng thuốc kết hợp với chườm nước ấm. Miếng dán hạ sốt không chứa hoạt chất có tác dụng hạ sốt nên khả năng hạ sốt rất hạn chế. |
Theo Khánh Anh - Người Lao động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình