Mẹo đối phó với bia, rượu
Bia rượu không tốt cho cơ thể, nhưng trong nhiều cuộc gặp gỡ, chúng phải uống bia rượu. Vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn “đối phó” với thức uống có cồn.
Ăn một ít trước khi uống: Nên lót dạ bằng lượng thức ăn vừa phải trước khi dùng thức uống có cồn. Không nên để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thu vào cơ thể, mà khi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, ethanol càng dễ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, gây ra các bệnh về dạ dày.
Tốt hơn nên lót dạ bằng thức ăn có chứa chút dầu mỡ để dầu mỡ đọng lại ở thành dạ dày, hạn chế khả năng thẩm thấu ethanol.
Uống từ từ và dành
thời gian để cơ thể phục hồi: Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng
hồ để “tiêu hóa” hết 30 ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh
thì ethanol càng mau thấm vào máu và dễ say. Nhưng nếu biết cách uống chậm rãi,
từ từ thì dù là người tửu lượng kém, bạn cũng khó lòng bị “hạ gục”.
Ngoài ra, tránh uống bia rượu chung với nước có gas vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm ethanol ngấm vào máu nhanh hơn.
Ăn thêm hoa quả trong lúc uống: Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc vài lát hoa quả sẽ giúp bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Đó là nhờ các loại quả ngọt chứa nhiều đường fructose giúp đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra khỏi cơ thể.
Dùng thêm sinh tố B: Các thí nghiệm cho thấy rằng thức uống có cồn làm mất đi nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại sinh tố B. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống bia rượu. Việc bổ sung sinh tố B sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.
Bổ sung nước: Hãy uống 1 ly nước lọc đầy để bổ sung lại nước cho cơ thể sau khi dùng thức uống có cồn. Nếu muốn mau chóng tỉnh táo, nên uống 1 ly atiso lớn vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu tốt.
Theo Anh Khoa – Thanh Niên
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình