Mang thai to không tốt cho cả mẹ và con
Đi khám thai, bác sỹ buộc phải khuyên chị Thanh ngừng tẩm bổ, đề phòng thai to sẽ khó sinh nở và dễ bị mắc bệnh tiểu đường.
Nguy cho mẹ
Mang thai đứa con đầu lòng, vợ chồng chị Thanh hân hoan lắm. Chẳng thế mà chị đã áp dụng ngay một chế độ đặc biệt để tẩm bổ. Mỗi ngày 2 ly sữa Similac mom, sáng ăn phở và hai quả trứng vịt lộn. Bữa trưa, bữa chiều cứ đều đặn 3 bát cơm và vô số các loại thức ăn. Đấy là chưa kể những món ăn vặt và các loại hoa quả là sở trường của chị.
Chị Thanh không phải là trường hợp đặc biệt hiếm hoi trong khi các mẹ bầu hiện nay đều ra sức tẩm bổ với mong mỏi duy nhất cho con khỏe mạnh và thật thông minh.
Chưa tính đến chuyện sinh đẻ nguy hiểm, thai nhi to đã khiến mẹ bầu rất mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Hơn thế, mẹ to – con to đều bị đe dọa bởi căn bệnh tiểu đường.
Việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Với các mẹ bầu quá cân, mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch, tiểu đường.
Hại cho con
Thai nhi to cũng dễ bị phì đại các tổ chức cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại nạo. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các bé khác. Chưa kể, ở thế sinh khó, các bé cũng bị chấn thương như gãy tay, gãy xương đòn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình