Mắc quai bị khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không BS?
Tôi đang mang thai được hai tháng nhưng bị bệnh quay bị. Như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Tôi đang mang thai được hai tháng. Mấy hôm gần đây tôi thấy có hiện tượng đau ở dưới mang tai. Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị quai bị và không cho uống thuốc. Như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Tôi cần phải kiêng những gì để mau khỏi bệnh? (Khánh Hoa).
Chào bạn,
Hiện nay, chưa có tài liệu nào chứng minh quai bị ở mẹ có thể gây dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, người mẹ có thể bị ảnh hưởng từ việc sốt, ốm kéo dài khi mắc bệnh. Để hiểu thêm về bệnh quai bị khi mang thai, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
Thông thường, quai bị dễ để lại biến chứng nguy hiểm cho các bé từ 5-15 tuổi nhưng chứng bệnh
này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai (tỷ lệ 1-10/10.000 bà bầu).
Thời điểm thai phụ dễ mắc chứng quai bị là vào tuần thứ 12-16 của thai kỳ. Khi ấy, nhóm bà bầu này
có nguy cơ sảy thai (hậu quả từ việc sốt, ốm kéo dài khi thai phụ mắc bệnh).
Sau khi thai phụ bị nhiễm virus quai bị 2-3 tuần (hoặc lâu hơn) sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ
biến như: Lên cơn sốt, đau đầu, khó nhai nuốt thức ăn, sưng bên má (hoặc quai hàm) kéo dài 7-10
ngày.
Phòng tránh và điều trị
Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.
Virus quai bị có khả năng lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hiện nay, chưa có nghiên cứu
nào khẳng định, quai bị gây dị tật cho thai nhi.
Quai bị cũng rất hiếm gặp với bé dưới 12 tháng tuổi vì giai đoạn này bé có sự miễn dịch tự nhiên
thừa hưởng từ cơ thể mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh
lây nhiễm.
Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy
chưa có loại thuốc nào chữa quai bị nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn
như sốt, sưng quai hàm…
Chế độ dinh dưỡng nhiều đồ ăn mềm như soup, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý
cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.
Tốt nhất, bạn hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về vấn đề này, thăm khám thường xuyên và làm các xét
nghiệm để kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giữ sức khỏe
cũng như những kiêng cữ khi mắc bệnh.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe Sinh sản
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình