Hotline 24/7
08983-08983

Mặc đồ phòng hộ COVID-19: mặc khi nào, mặc bao lâu, mặc vào tháo ra sao cho đúng cách?

Mặc đồ phòng hộ COVID-19 và tháo ra thế nào là đúng cách? Đeo 2 khẩu trang cùng lúc có giúp ngăn chặn virus tốt hơn không? Nhân viên y tế khi đi lấy mẫu test và tiêm vắc xin trong cộng đồng có cần mặc bộ áo liền quần không?

Đeo 2 khẩu trang cùng lúc có giúp ngăn chặn virus tốt hơn không?

Khẩu trang và các phương tiện phòng hộ khác sử dụng tại bệnh viện cần đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng cách. Hiện nay, có nhiều loại khẩu trang N95 làm nhiều người lo lắng. Để xác định loại khẩu trang N95 chúng ta cần xem xét xuất xứ, yêu cầu các loại giấy tờ chứng minh rằng họ đã được bộ y tế hoặc các cơ quan thẩm định hiệu quả như N95.

Ở Việt Nam các nhà sản xuất loại khẩu trang N95 cũng đã được bộ y tế kiểm định hiệu suất lọc đạt hiệu suất 95% những vi sinh vật nhỏ lây qua đường không khí. Tuy nhiên, chất lượng còn phụ thuộc vào các bộ phận khác như dây đeo. Hiện tại khẩu trang ở Việt Nam theo kiểu dây đeo, vì vậy vẫn chỉ nên sử dụng ở khu vực bên ngoài như các loại khẩu trang y tế thông thường.

Khi đeo khẩu trang, không nên đeo khẩu trang 2 lớp, nghĩa là khẩu trang y tế bên trong và khẩu trang N95 bên ngoài. Việc này sẽ làm xuất hiện khoảng hở, không khí sẽ vào trong và không được lọc làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

Trong phòng cách ly người ta không khuyến cáo sử dụng loại khẩu trang có van thở ra vì người bệnh có thể thở virus ra không khí.

Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Khi may trang phục cần chú ý đến kiểu cách như thế nào cho kín. Bộ trang phục liền quần thường có độ che phủ tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta cần tập huấn kỹ để việc mặc trang phục này hiệu quả.

+ Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo nguyên tắc phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua đường lây truyền.

+ Đảm bảo luôn sẵn có cơ số phương tiện phòng hộ cá nhân tại các khu vực cách ly, buồng cách ly.

+ Không mặc phương tiện phòng hộ cùng phòng với tháo phương tiện phòng hộ

+ Không sờ tay vào mắt, mũi, miệng khi đã mặc phương tiện phòng hộ

+ Khi đã vào phòng bệnh, tránh sờ hoặc điều chỉnh phương tiện phòng hộ cá nhân

+ Phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cá nhân phủ kín toàn bộ cơ thể, không được hở da trần.

Nguyên tắc tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

+ Mặt ngoài nguy cơ lây nhiễm hơn mặt trong: phải lộn mặt ngoài vào trong, luôn cuộn phòng hộ cá nhân khi tháo.

+ Phần trước có nguy cơ lây nhiễm cao hơn phần sau, nên sờ vào phần sau để tháo

+ Tháo các trang phục phòng hộ cá nhân ở vùng mặt sau cùng, khẩu trang phải tháo sau cùng.

+ Sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm có nắp đậy tự động.

+ Không để 2 người vào tháo phòng hộ cá nhân cùng một lần trong một phòng.

Bên cạnh đó, không khuyến cáo việc phun khử khuẩn vào đồ phòng h trước khi cởi bỏ vì làm tăng khả năng nhiễm virus SARS-COV 2 và các vi khuẩn khác.

Mọi người thường nghĩ rằng khi mang phòng hộ cá nhân người mang sẽ được bảo vệ hoàn toàn. Tuy nhiên, phòng hộ cá nhân chỉ an toàn khi nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhưng khi ra ngoài nghỉ nhân viên y tế không tuân thủ các nguyên tắc thì càng làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

Thời gian sử dụng bộ phòng hộ cá nhân là 6 tiếng để đảm bảo bảo vệ tốt. Sau 6 tiếng bộ phòng hộ cá nhân bắt đầu hở, sự bảo vệ không còn tốt. Đó là thử nghiệm trên bộ phòng hộ cấp độ 3, 4.

Nhân viên y tế khi đi lấy mẫu test và tiêm vắc xin trong cộng đồng có cần mặc bộ áo liền quần không?

Khi tiêm vắc xin cho số đông trong cộng đồng không cần mang bộ liền quần, chỉ cần mặc áo choàng, khẩu trang, mạng che mặt. Đồng thời tháo toàn bộ phương tiện phòng hộ khi chấm dứt liệu trình tiêm, chuẩn bị ra về, thay mới khẩu trang.

Tuy nhiên tiêm vắc xin trong giai đoạn này cũng có các thách thức như khi tiêm không cần mang găng tay để nhân viên y tế có thể rửa tay giữa mỗi bệnh nhân nhưng vì số lượng người tiêm quá nhiều nên việc này là không thực hiện được. Những nhân viên y tế có thể khắc phục bằng cách mang 2 găng tay, thay găng mỗi lần tiêm và sát khuẩn găng trong.

Khi lấy mẫu xét nghiệm phải ít nhất thay găng khi lấy mẫu giữa mỗi bệnh nhân, sát khuẩn găng trong. Nếu chỉ sát khuẩn qua găng, trường hợp găng kém chất lượng chỉ cần một lần sát khuẩn găng sẽ bị giãn ra làm tăng nguy cơ virus bám vào tay nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, lấy mẫu xét nghiệm là một tháo tác có nguy cơ bắn dịch tiết vào người cao nên phải mặc đủ phương tiện phòng hộ và N95.

Nhân viên y tế không nên dùng một đôi găng tay để lấy mẫu xét nghiệm từ người này qua người khác bởi vì làm như vậy sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ nếu chúng ta lấy mẫu cho bệnh nhân trước có kết quả dương tính mà nhân viên y tế không thay găng, không sát khuẩn tay và tiếp tục lấy mẫu ở bệnh nhân tiếp theo thì nhân viên y tế đó sẽ đưa virus sang bệnh nhân thứ hai.

Các nhân viên y tế cần tuân thủ đúng quy trình để không xảy ra trường hợp lây lan giữa những người đến lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

Khu vực lấy mẫu test, tiêm vắc xin và cách ly phải làm sao để không tụ tập và giữ khoảng cách?

Chúng ta cần tuân thủ, không tụ tập. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang thực hiện việc tiêm vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Vì vậy khi thực hiện tiêm vắc xin hay lấy mẫu xét nghiệm cần lưu ý việc giữ khoảng cách an toàn.

+ Khoảng cách giữa các giường bệnh phải ít nhất trên 1,5m - 2m

+ Phòng cách ly phải có buồng vệ sinh riêng

+ Luôn tuân thủ việc giữ khoảng cách khi bắt buộc phải tập trung đông người

+ Phân công ca kíp, tránh tiếp xúc giữa các ca kíp

Ngoài ra, tại bệnh viện có một đối tượng nữa là người nuôi bệnh. Thường mỗi bệnh nhân sẽ có một người nuôi bệnh là người nhà. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người nuôi bệnh do công ty cung cấp.

Cần lưu ý rằng mỗi người nuôi bệnh chỉ được chăm sóc 1 bệnh nhân tại một thời điểm nhất định, tránh trường hợp một người nuôi bệnh chăm sóc 2 bệnh nhân ở 2 phòng bệnh khác nhau vì người nuôi bệnh này có khả năng mang mầm bệnh từ khu vực này sang khu vực khác gây ra tình trạng lây nhiễm chéo.

Trong giai đoạn hiện nay cần đặc biệt hạn chế việc thăm nuôi. Khi có người nhập viện nội trú sẽ thực hiện việc xét nghiệm virus cho bệnh nhân và người nhà, vì vậy hạn chế việc thay đổi người nuôi bệnh.

Nhiều người lo ngại rằng chúng ta không được bảo vệ mặc dù đã trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ bảo vệ là 100% nếu chúng ta tuân thủ đúng các biện pháp phòng hộ. Nếu không tuân thủ tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 61,5%.

Nguồn: video “Tập huấn phòng ngừa SARS-CoV-2 cho người bệnh và NVYT” - Bộ Phận Medinet

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư trình bày chủ đề: “Một số vấn đề cần lưu ý trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 cho bệnh nhân và nhân viên y tế”

Minh Huy (ghi)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X