Dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron trên da, môi và móng tay
Omicron đã trở thành biến thể thống trị toàn cầu mới thay cho Delta với hàng loạt các triệu chứng được cảnh báo, trong đó có một số dấu hiệu người bệnh cần tìm đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Nếu có dấu hiệu bất thường trên da, móng tay bạn nên đi khám ngay. Ảnh: somersetlive.co.uk
Biến thể Omicron lần đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 11/2021 và điều khiến các nhà khoa học lo sợ là nó có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin phòng bệnh.
Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tự cách ly y tế nếu nghi ngờ nhiễm Omicron có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, các triệu chứng mắc COVID-19 có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus và bất kỳ ai cũng có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như: sốt, ớn lạnh, ho, mất vị giác hoặc khứu giác.
Ngoài ra, chúng còn gao gồm: thở nhanh hoặc khó thở; mệt mỏi; đau nhức cơ hay cơ thể; đau đầu; đau họng; nghẹt mũi hay chảy nước mũi; buồn nôn hoặc nôn mửa và tiêu chảy.
CDC cảnh báo, nếu bạn nhận thấy da, môi hoặc móng tay nhợt nhạt, xám hoặc xanh, tùy thuộc vào màu da, bạn nên đi khám ngay vì điều này có thể cho thấy mức độ oxy trong máu thấp. Đồng thời, những dấu hiệu khẩn cấp này cũng bao gồm triệu chứng khó thở, đau hoặc tức ngực, lú lẫn hay bất tỉnh.
Bạn vẫn có thể nhiễm biến thể Omicron ngay cả khi trước đó bạn đã nhiễm một chủng COVID khác. Do đó, khi gặp lại các triệu chứng của coronavirus, bạn nên tự cách ly ngay lập tức và làm xét nghiệm PCR dù chỉ bị các triệu chứng nhẹ, CDC khuyến cáo.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình