Lao màng phổi
Lao màng phổi đứng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi. Bệnh này gặp ở thanh niên nhiều hơn các lứa tuổi khác.
Lao màng phổi thường phát sau hoặc phối hợp với lao phổi, gây nên bệnh lao phổi màng phổi. Khi mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng.
Lao màng phổi bắt đầu với các triệu chứng cấp tính như: đau ngực nhiều, sốt cao 39 - 40oC, ho khan và khó thở. Bệnh cũng có thể phát từ từ với các dấu hiệu: sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.
Để chẩn đoán bệnh này trước tiên khám và chụp X- quang phổi xem ở màng phổi có dịch hay không. Nếu khó khăn hơn phải siêu âm để thấy được các ổ dịch ở trên cơ hoành, vùng nách hay ở rãnh liên thùy... hoặc phải hút dịch màng phổi để tìm vi khuẩn lao.
Tuy nhiên phát hiện được vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật trực tiếp sẽ thấp nên cần tìm bằng cách nuôi cấy hoặc phản ứng trùng hợp chuỗi (PCR).
Ngoài ra, phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa hoặc sinh thiết màng phổi qua thành ngực, nội soi màng phổi để biết chính xác tổn thương.
Xét nghiệm phản ứng Mantoux, phát hiện vi khuẩn lao trong cơ thể. Tăng lympho trong công thức máu và tăng tốc độ lắng máu cũng xác định được bệnh.
Dịch trong lao màng phổi thường màu vàng chanh, màu đỏ (máu) hoặc màu trắng đục như sữa (dưỡng chấp) nên có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác.
Cụ thể như: ung thư màng phổi nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư phổi; ung thư ở các cơ quan khác di căn đến, bệnh u lympho, viêm màng phổi do siêu vi khuẩn, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do giun chỉ; dịch thấm màng phổi do suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan... Chính vậy nên chẩn đoán lao màng phổi cần rất thận trọng.
Để điều trị khỏi bệnh trên hết là dùng thuốc chống lao đúng. Nếu dùng thuốc chống lao rồi mà vài tháng sau dịch vẫn còn, có thể nguyên nhân không phải là lao. Nhưng cũng có trường hợp bệnh lao nhưng cứ có dịch dai dẳng.
Lao màng phổi thường gây dày dính màng phổi khiến người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến hô hấp. Để hạn chế, cần hút cho hết dịch để tránh lắng đọng fibrin và tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính. Hồi phục bằng cách luyện: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động... và thổi bóng.
Lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm vô trùng, tránh tràn khí và nhiễm khuẩn gây viêm mủ màng phổi, thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Lao màng phổi thường gây dày dính màng phổi khiến người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến hô hấp. Để hạn chế, cần hút cho hết dịch để tránh lắng đọng fibrin và tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính. Hồi phục bằng cách luyện: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động... và thổi bóng.
Lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm vô trùng, tránh tràn khí và nhiễm khuẩn gây viêm mủ màng phổi, thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Theo BS. Thanh Tâm (Sức khỏe & Đời sống)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình