Hotline 24/7
08983-08983

Làm thế nào để làm giảm nguy cơ bị đột quỵ?

Có một vài cách mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị đột quỵ.


Tiến sĩ Jose Biller, chủ nhiệm của  khoa Thần kinh học Đại học Loyola- Illinois, nói trong bản tin của trường rằng: "Đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ năm gây tử vong ở Hoa Kỳ, và là nguyên nhân tàn tật. Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào".

Nguy cơ đột quỵ gia tăng do các yếu tố trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, cao huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, béo phì, cũng như là tình trạng tim mạch và đột quỵ mini (mini-stroke - còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, là tình trạng dòng máu được phân chia tới não bị tắc một quãng thời gian ngắn - ND).

Khi đột quỵ xảy ra, các tế bào não bắt đầu chết. Điều này có nghĩa là việc nhận ra các dấu hiệu của đột quỵ và gọi cấp cứu thật sự là cực kỳ quan trọng.

Một quy tắc được gọi là FAST có thể giúp bạn nhận ra các triệu chứng của đột quỵ ở ai đó như:

- Face: Mặt - yêu cầu người đó cười - một bên mặt của họ có xệ xuống không ?
- Arms - Cánh tay - yêu cầu người đó giơ trọn cả hai tay - có tay nào bị chúi xuống không?
- Speech - yêu cầu người đó lập lại một đoạn từ đơn giản - giọng của họ nghe có lắp bắp hay khác lạ gì không ?
- Time - Thời gian - nếu bạn quan sát thấy bất kỳ những dấu hiệu này, đây là lúc bạn gọi cấp cứu.

Vậy khi bị đột quỵ, tôi nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế hay gọi cấp cứu?

Trả lời: Trong đột quỵ, thời gian được tính mỗi phút. Bạn nên gọi cấp cứu (115) để nhân viên y tế có thể sơ cứu nhằm cứu mạng sống trên đường đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu.

Theo BV Nhi đồng 2

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X