Làm sao để trẻ hấp thu canxi, vitamin D phát triển chiều cao tối ưu?
Cha mẹ lùn con có cơ hội cao lớn? Làm sao để trẻ phát triển chiều cao tối ưu? Canxi, vitamin D liệu đã đủ để con yêu phát triển?... Tất cả những thắc mắc này đã được BS Trương Hữu Khanh giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Những yếu tố nào quyết định chiều cao của trẻ?
Để con phát triển chiều cao là mối quan tâm của nhiều gia đình. Nhất là khi cha mẹ có chiều cao khiêm tốn và muốn cải thiện điều này cho con.
- Đầu tiên, xin BS cho biết chiều cao của một người do các yếu tố nào quy định hoặc ảnh hưởng? Trong đó, yếu tố nào dễ can thiệp để giúp trẻ tăng chiều cao?
- Cha mẹ thấp, liệu con có khả năng sở hữu chiều cao vượt trội?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Người ta nghĩ chiều cao quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên hiện nay yếu tố di truyền chỉ chiếm 3%, còn lại là do yếu tố dinh dưỡng. Trong từng giai đoạn: bào thai, sinh ra, giai đoạn đầu, tiền dậy thì, dậy thì trong đó có dinh dưỡng, thức ăn, tập luyện, giấc ngủ, đều ảnh hưởng đến phát triển chiều cao.
2. Cách tính chiều cao ở trẻ như thế nào là đúng?
Dựa vào chiều cao của bố và mẹ, có công thức để tính ra chiều cao của con trong tương lai. BS có thể hướng dẫn bạn đọc cách tính này không ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Hiện nay không có cách tính, không phải bố mẹ cao thì con sẽ cao. Quan trọng là các mốc, ví dụ như em bé 2 tuổi cao bao nhiêu, khi lớn người ta thấy số đó tăng gấp đôi với điều kiện trẻ phải ăn đúng chế độ dinh dưỡng, ăn hơn gấp đôi. Tuy nhiên nếu không chăm sóc dinh dưỡng sau đó số đo sẽ tụt xuống.
3. Chất dinh dưỡng nào quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao?
Xin BS cho biết những chất dinh dưỡng nào đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trong chiều cao của trẻ có khung xương, trong khung xương chất quan trọng nhất là vitamin D giúp hấp thu canxi.
- Canxi có rất nhiều, đặc biệt khi uống sữa cơ thể đã có đủ canxi. Tuy nhiên, phải có vitamin D canxi mới được dẫn vào.
- Hormone tăng trưởng: Tùy theo lứa tuổi và dinh dưỡng.
- Đạm.
- Các vi chất khác như selen,…
Phải đảm bảo để hormone tăng trưởng tốt, không phải tiêm từ ngoài vào. Cần tập luyện, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, mới đạt được chiều cao tối ưu.
4. Thực phẩm nào chứa nhiều canxi?
Để hỗ trợ tăng chiều cao thì việc bổ sung canxi khi nào là cần thiết, và liều lượng thế nào, mong BS hướng dẫn?
- Tuy nhiên, để tăng chiều cao, nhiều người cho con bổ sung viên uống canxi hằng ngày. Theo BS, việc “thúc ép” tăng chiều cao này lợi hay hại? Việc bổ sung canxi hằng ngày liệu có gây quá liều, ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Canxi có nhiều trong sữa, nếu em bé bú mà mẹ đủ canxi hoặc em bé uống sữa công thức sẽ không thể bị thiếu canxi. Trừ trường hợp trẻ có yếu tố bệnh lý về nội tiết, nhưng tỷ lệ này rất thấp.
Bé uống đủ sữa sẽ không thiếu canxi nên không phải lúc nào cũng tìm canxi để bổ sung. Khi thấy em bé không cao chúng ta nghĩ là do thiếu canxi nhưng vẫn còn nhiều chất khác quan trọng hơn.
5. Làm sao để trẻ hấp thu vitamin D đầy đủ?
Ngoài canxi, vitamin D cũng rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
- Xin hỏi BS, làm sao để giúp trẻ hấp thu vitamin D cần thiết cho cơ thể ạ?
- Nhiều người tin rằng việc phơi nắng là đủ để cung cấp vitamin D. Quan điểm của BS như thế nào về vấn đề này?
- Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam lại có xu hướng che chắn rất kỹ khi ra đường. Vậy, chúng ta nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách nào và bổ sung sao cho đúng ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vitamin D có chủ yếu trong dầu cá và các loại hạt. Đặc biệt vitamin D không có trong sữa mẹ nên không truyền cho con được. Tuy nhiên trong sữa công thức đa số sẽ pha vitamin D và được tính toán liều lượng.
Mỡ cá có thể trẻ rất thích, còn các loại hạt thì có thể không cung cấp đủ. Thường vitamin D có được khi ánh nắng chiếu vào da. Tuy nhiên sau này nghiên cứu cho thấy ánh nắng đó không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Quan trọng góc nắng mặt trời chiếu vào da là bao nhiêu độ. Vì vậy đa số mọi người sẽ sử dụng vitamin D dạng uống, giá thành tương đối rẻ.
Nếu che nắng thì phải uống vitamin D, uống đúng liều, đúng chất sẽ hiệu quả. Còn nếu cứ canh nắng để tạo vitamin D sẽ không hợp lý.
6. Môn thể thao nào phù hợp giúp trẻ cao lớn?
Nhiều bậc phụ huynh quan tâm việc lựa chọn môn thể thao để giúp con tăng chiều cao. Liệu có phải những môn cần vươn người như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà, cầu lông… sẽ giúp tăng chiều cao, còn những môn như tập gym, tập tạ sẽ khiến cơ thể bị lùn không ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Quan trọng ở trẻ nhỏ là tính vận động không phải môn thể thao đặc biệt. Trẻ dưới 7 tuổi không thể nào đi tập gym, trẻ dưới 4 tuổi nếu chưa tập bơi được vẫn có thể vận động bằng cách đi bộ, đạp xe đạp, chạy nhảy,… để kích thích tăng chiều cao.
Nếu khi dậy thì thấp hơn các trẻ khác thì lúc đó mới tính toán môn thể thao phù hợp cho trẻ như tập bơi, bóng rổ. Đây là 2 môn thể thao kích thích chiều cao hơn các môn khác. Chỉ có người lớn tập tạ, tập gym còn trẻ nhỏ rất hiếm tập các môn này.
Phụ huynh không nên lo lắng về việc tập thể dục thể thao ở trẻ. Chỉ khi trẻ có vóc dáng không cao nhưng ba mẹ muốn trẻ cao thêm thì mới chọn môn thể thao. Còn lại trẻ có thể tập môn nào cũng được. Hiện nay, nhiều trẻ ù lỳ ở trong phòng, thường xuyên sử dụng công nghệ, vi tính, ít tính vận động.
7. Trẻ phát triển chiều cao đến tuổi nào?
Khi đã qua tuổi dậy thì rồi nhưng một số bạn chưa hài lòng với chiều cao của mình. Theo BS ở giai đoạn này có cách nào giúp tăng chiều cao hiệu quả? Và nếu thực hiện tốt thì thường có thể cao thêm bao nhiêu cm?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Có thể chúng ta tưởng đã qua tuổi dậy thì nhưng không phải như vậy. Chỉ có dậy thì sớm, vấn đề nội tiết thì mới bàn đến chiều cao.
Lúc nào cũng phải nghĩ đến việc tăng chiều cao, để bổ sung cho trẻ chất dinh dưỡng, vitamin D, tập thể dục, ngủ sớm. Những em bé dưới 17 tuổi, thậm chí là nam trên 19 tuổi vẫn có thể tăng chiều cao. Có thể sử dụng thuốc nhưng đừng để trẻ bị béo phì.
8. Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?
Những bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ? Nhờ BS hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết để cha mẹ đưa con đi khám và điều trị kịp thời?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Có 2 bệnh ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ:
- Bệnh lùn: Do thiếu hormone tăng trưởng, liên quan đến nội tiết. Trẻ sẽ có biểu hiện như chân ngắn, người ngắn nên đi khám để bác sĩ xét nghiệm.
- Dậy thì sớm: Nên chú ý, nếu trẻ còn nhỏ nhưng có dấu hiệu của dậy thì sớm thì phải đi khám. Vì khi dậy thì sớm xương sẽ khóa lại và trẻ không cao lên được nữa. Cần điều trị ngay để quá trình dậy thì chậm lại.
9. Lưu ý gì để trẻ phát triển chiều cao tối ưu?
Nhìn chung để tăng chiều cao các bật phụ huynh cần lưu ý điều gì để con trẻ có thể cao lớn như mong muốn cũng như có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Chúng ta mong muốn con mình cao hơn, bằng các bạn đồng trang lứa là điều bình thường. Nhưng mong muốn này phải áp dụng từ khi mang thai. Sẽ có những mốc như:
- Khi mang thai người mẹ phải đủ dinh dưỡng, đủ sắt, canxi,…
- Khi trẻ ra đời phải được ăn đủ, đặc biệt là sữa.
- Trong quá trình trẻ lớn lên sữa rất quan trọng vì chỉ có sữa mới cung cấp được canxi và protein, thiếu sữa trẻ sẽ không cao được. Những nước tiên tiến khác họ có một thế hệ cao hơn là nhờ sữa.
- Giai đoạn phát triển chiều cao gồm có 3,4 tuổi, 6,7 tuổi và tiền dậy thì. Những lúc này càng phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, bổ sung đủ sữa, vitamin D, đạm. Chú ý đến giấc ngủ của trẻ, cho trẻ ngủ trước 9 giờ hoặc 9 giờ 30. Khoảng thời gian ngủ này sẽ giúp hormone tăng trưởng phát triển tốt hơn, tăng trưởng tự nhiên trọng cơ thể.
- Vận động: Tùy theo lứa tuổi mà cho trẻ vận động để kích thích khớp, khung xương cao lên. Như vậy trẻ sẽ có được chiều cao như mong muốn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình