Làm sao để hạn chế thấp nhất lây nhiễm trong các cơ sở y tế, khu vực cách ly F0, F1?
Để hạn chế thấp nhất lây nhiễm trong các cơ sở y tế, khu vực cách ly F0, F1, PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM sẽ chia sẻ về những điều cần lưu ý trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2.
PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư trình bày chủ đề: “Một số vấn đề cần lưu ý trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 cho bệnh nhân và nhân viên y tế”
Các khả năng lây truyền SARS-CoV-2
- Sự lây truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác
- Sự lây truyền từ nhân viên y tế đến bệnh nhân
- Sự lây truyền từ bệnh nhân đến nhân viên y tế
Việc lây nhiễm giữa các bệnh nhân được chứng minh ở đợt dịch tại bệnh viện Bạch Mai. Tại khu cách ly do sự phòng ngừa tốt nên không có sự lây nhiễm, tuy nhiên, ở khoa thần kinh có thể xảy ra sự lây nhiễm giữa các bệnh nhân cùng phòng hoặc lây nhiễm chéo do nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân.
Ngoài việc bị lây nhiễm SARS-COV 2 tại bệnh viện, bệnh nhân còn có nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện khác khi họ nằm tại bệnh viện.
Đối với nhân viên y tế, việc lây truyền chưa được thấy rõ. Tỷ lệ nhân viên y tế bị lây nhiễm chưa xác định được.
Một thử nghiệm trên 3248 nhân viên y tế tại Hoa Kỳ thì có đến hơn 90% nhân viên có mang đầy đủ phương tiện phòng hộ khi chăm sóc bệnh nhân nhưng khi thực hiện test virus, có 6% có kết quả dương tính. Tuy nhiên 69% trong số đó họ không biết bản thân có nhiễm SARS-CoV-2. Tỉ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn ở nhóm mang phương tiện phòng hộ không đúng theo quy định.
Một nghiên cứu khác, khi phân tích gen trên 88 nhân viên y tế và 215 bệnh nhân tại bệnh viện đại học, người ta nhận thấy có sự lây nhiễm giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa nhân viên y tế và bệnh nhân và giữa các nhân viên y tế với nhau. Tháng 9 năm 2020, người ta thống kê có khoảng 570.000 nhân viên y tế bị nhiễm SARS-CoV-2 và có khoảng 2500 nhân viên y tế tử vong.
Đến tháng 3 năm 2021 thống kê có khoảng 3000 nhân viên y tế tử vong do SARS-CoV-2.
Đặc điểm của SARS-CoV-2 trong môi trường
SARS/MERS-CoV:
- Phân lập được virus trong bề mặt phòng bệnh hay sờ chạm: drag trải giường, cây dịch truyền, thanh giường, thiết bị y tế (Máy chụp XQ tại giường, nhiệt kế và thiết bị thông khí)
- Tồn tại sau 48 giờ ở bề mặt nhựa hoặc thép (độ ẩm 20 độ C-40%)
- Sống nhiều ngày đến nhiều tuần trên bề mặt môi trường
- Phân lập được trong không khí
- Nhiệt độ phát triển phù hợp nhất từ 4 độ C-20 độ C
- Khử khuẩn dụng cụ bằng phương pháp nhiệt (56 độ C trong 25 phút hoặc 65 độ C trong vài phút) hoặc các hóa chất khử khuẩn thông dụng đều diệt được virus.
Tùy theo từng loại chất liệu bề mặt của môi trường mà thời gian toogn tại của virus khác nhau. Ví dụ ở bề mặt nhôm virus chỉ tồn tại được khoảng từ 2-8 giờ. Ở bề mặt gỗ, giấy virus có thể tồn tại từ 4-5 ngày. Trên bề mặt áo choàng virus có thể tồn tại từ 1 giờ đến 2 ngày.
Như vậy, thời gian tối đa virus có thể tồn tại tối đa là 5 ngày.
Bên cạnh đó, SARS-CoV-2 dương tính ở toilet và bồn rửa tay. Đây là nguồn lây nhiễm quan trọng.
Cách tiếp cận biện pháp phòng ngừa lây lan SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế
Phòng ngừa chuẩn là quan trọng nhất. Sau đó, dựa trên các đường lây truyền của virus để thực hiện phòng ngừa bổ sung. Hiện nay, SARS-CoV-2 lây qua đường tiếp xúc, giọt bắn và lây nhiễm trong không khí trong trường hợp có làm thủ thuật tạo khí dung.
Người ta có tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong không khí ở các phòng bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung hoặc phòng có không gian chật hẹp.
Những thủ thuật có thể tạo ra hạt khí dung
- Đặt nội khí quản
- Khí dung thuốc và làm ẩm
- Nội soi phế quảm
- Hút dịch ở đường thở
- Chăm sóc người bệnh mở khí quản
- Vật lý trị liêu lồng ngực
- Hút dịch mũi hầu
- Thông khí áp lực dương qua mask mặt (BiPAP, CPAP)
- Thủ thuật trong nha khoa như sử dụng tay khoan, chọc xoong, trá, răng, lấy cao răng
- Thông khi tần số cao dao động
- Những thủ thuật cấp cứu khác
- Phẫu tích bệnh phẩm nhu mô phổi sau tử vong
Khi lây truyền qua đường không khí tự nhiên, phân tử ra ngoài không khí từ người bệnh rất nhỏ, dưới 5 micromet nên thường bay lơ lửng trong không khí.
SARS-CoV-2 lây truyền qua đường không khí theo dạng cơ hội. Bình thường virus lây lan theo đường giọt bắn, phân từ có lớn có kích thước lớn hơn 5 micromet, nặng nên thường nằm dưới đất nên chỉ khi chúng ta tiếp xúc gần trong khoảng 1-2m thì mới có khả năng lây nhiễm.
Khi làm các thủ thuật tạo hạt khí dung, phân nước bao quang phân tử đó sẽ tự loại bỏ đi, chỉ còn lõi bên trong. Vì vậy nó có thể nhẹ và bay được trong không khí.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng tại mỗi bệnh viện cần đánh giá nguy cơ từng nhân viên y tế, từng bộ phận để xác định các nhân viên y tế cần mang loại phương tiện phòng hộ nào.
Tùy nguy cơ của nhân viên y tế tiếp xúc như thế nào, trong giai đoạn và thời gian như thế nào để quyết định lựa chọn các thiết bị phòng hộ phù hợp.
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Nếu chỉ đeo 2 khẩu trang y tế không được không ạ?
Khẩu trang y tế có 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp chống thấm, lớp thứ hai là lớp lọc, lớp trong cùng là lớp làm ẩm. Nếu đeo 2 khẩu trang y tế thì không có vấn đề gì, tuy nhiên cần lựa chọn loại khẩu trang y tế tốt và khi đeo 2 khẩu trang sẽ có cảm giác ngộp hơn mà hiệu quả cũng không có sự cải thiện.
Việc sát khuẩn trên găng tay thì có vấn đề gì không?
Theo tôi việc chỉ đeo một găng tay và sát khuẩn 6 lần sau đó mới thay là không hợp lý vì khi sát khuẩn qua găng tay thì sau bao nhiêu lần găng tay đó sẽ không còn đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, mỗi bệnh viện sử dụng một loại găng khác nhau với chất lượng khác nhau. Vì vậy tôi nghĩ rằng cần đeo 2 găng: găng bên ngoài nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh và thay đi còn găng trong tùy chất lượng mà nhân viên y tế cân nhắc thay để đảm bảo an toàn.
Người bệnh F0 vào bệnh viện, trung tâm y tế rất nhiều. Khi nhân viên y tế tiếp xúc vớii người đó sẽ được xác định là F1 mặc dù có mang phương tiện phòng hộ cá nhân.
Vậy làm sao để xác định đúng F1 để tránh việc cách ly tập trung oan và ảnh hưởng đến nguồn lực của các bệnh viên vì theo quy định các F1 phải được cách ly tập trung?
Khi nhân viên y tế tiếp xúc chủ động với bệnh nhân có phương tiện phòng hộ cá nhân thì không tính nhân viên y tế đó là F1.
Chỉ tính là F1 khi nhân viên y tế đó tiếp xúc gần với bệnh nhân không có phương tiện phòng hộ cá nhân.
Đối với vị trí sàng lọc bệnh nhân nhân viên y tế chỉ cần mặc áo choàng, khẩu trang y tế, mắt kính, màng che mặt hoặc đối với các vị trí khác các nhân viên y tế thực hiện theo đúng hướng dẫn thì vẫn không tính là F1.
Theo tổ chức y tế thê giới đối với các nhân viên y tế tiếp xúc trự tiếp với các bệnh nhân nhiễm virus SARS-COV2 nếu đảm bảo phương tiện phòng hộ tốt thì sau khi chăm sóc bệnh nhân xong có thể giải tỏa ngay. Còn đối với chúng ta, chúng tôi đang đề xuất là sau khoảng 1 tuần.
Minh Huy (ghi)
Nguồn: video “Tập huấn phòng ngừa SARS-CoV-2 cho người bệnh và NVYT” - Bộ Phận Medinet
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình