Làm gì để lao phổi không tái phát?
Câu hỏi
Em đã điều trị lao phổi hết 8 tháng nhưng em vẫn còn ho. Xin hỏi em có nguy cơ bị lao tái phát không? Em nên làm thế nào để không bị lao trở lại?
Trả lời
Em Hồng Sương thân mến,
Trong quá trình điều trị lao phổi, nếu em tuân thủ đúng theo nguyên tắc điều trị: phối hợp thuốc, đúng cách (uống lúc bụng đói), đúng liều (theo cân nặng), đủ thời gian 8 tháng thì khả năng lành bệnh khá cao, trên 85 – 90% bệnh nhân sẽ khỏi bệnh.
Bệnh lao phổi chỉ xuất hiện lại khi có đủ hai điều kiện: sức đề kháng của cơ thể giảm sút và bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây là những người bệnh lao mang nhiều vi trùng (trong chuyên môn còn gọi là lao phổi AFB(+))
Như vậy, nguy cơ bị lao tái phát không là tùy thuộc vào sức khỏe của em và môi trường em đang tiếp xúc.
Để để phòng bệnh tái phát, em cần nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể: tiều đường, nhiễm HIV, các bệnh lý mạn tính dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài…
Song song với việc tầm soát các nguyên nhân trên, em cần động viên những thân sống chung với em nhanh chóng đến các cơ sở Y tế khám khi có triệu chứng nghi lao như: ho kéo dài trên 2 tuần, sốt về chiều, sụt cân, đau ngực…
Triệu chứng ho không chỉ có ở bệnh lao phổi, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp khác như tai mũi họng, hay bệnh lý của đường Tiêu hóa…
Nếu em thấy ho, cổ hơi ngứa và có ít đàm, trước hết, em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần, em cần chụp phim phổi kiểm tra và đồng thời xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao.
Chúc sức khỏe em!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình