Hotline 24/7
08983-08983

Kiểm soát đau do gút: Vai trò trụ cột của NSAID và ưu thế của COX-2

Gút không chỉ gây tổn thương khớp mà còn liên quan chặt chẽ đến tổn thương thận mạn và biến cố tim mạch, làm tăng tỷ lệ tử vong. Việc chẩn đoán, điều trị gút hiện nay yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn mới, kết hợp kỹ thuật hình ảnh hỗ trợ. NSAID, đặc biệt là nhóm ức chế chọn lọc COX-2, đóng vai trò then chốt trong kiểm soát đau gút. Tuy nhiên, cần thận trọng nguy cơ tim mạch, thận và tiêu hóa khi lựa chọn thuốc dài hạn.

Đây là những nội dung chính được chia sẻ trong chương trình đào tạo liên tục về quản lý đau cơ xương khớp do Trung tâm Meca-VNU, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe tổ chức, phối hợp cùng Nhãn hàng Atocib - DHG Pharma, ngày 25/4/2025. Sự kiện quy tụ các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ Đại học Khoa học Sức khỏe và Bệnh viện Thống Nhất, thu hút hơn 500 lượt tham dự trực tuyến và gần 30.000 lượt xem trên YouTube, Facebook.

Chiến lược điều trị cơn gút cấp: Vai trò trung tâm của NSAID

Theo ThS.BS Hoàng Quốc Nam - Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất, trước đây, gút chủ yếu được biết đến với tổn thương khớp. Tuy nhiên, ngày nay, các nghiên cứu cho thấy bệnh còn liên quan mật thiết đến tổn thương thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Thận không chỉ tham gia vào cơ chế bệnh sinh mà còn là cơ quan chịu tổn thương nặng nề nhất. Ngoài ra, gút làm tăng nguy cơ biến chứng mạch vành, mạch tim và mạch não, góp phần gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạn tính.

Việc xác định bệnh gút hiện còn nhiều thách thức. Chuyên gia nhấn mạnh, không thể chỉ dựa vào xét nghiệm acid uric máu, mà cần tuân theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015, kết hợp siêu âm cơ xương khớp để hỗ trợ. Phương pháp hiện đại hơn như CT năng lượng kép cũng mang lại giá trị cao, nhưng còn hạn chế do chi phí và yêu cầu phần mềm chuyên dụng.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt gút với các bệnh lý như đau khớp tăng acid uric, viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp tự miễn và viêm khớp phản ứng. Gút cũng không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng cơn đau cấp. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn: từ không triệu chứng, cơn gút cấp, khoảng lặng không đau (dễ gây hiểu nhầm là đã khỏi), cho tới viêm đa khớp mạn tính kèm biến chứng tim mạch, thận, mạch máu.

Chiến lược điều trị cơn gút cấp: Vai trò trung tâm của NSAID

Theo ThS.BS Hoàng Quốc Nam - Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất, trước đây, gút chủ yếu được biết đến với tổn thương khớp. Tuy nhiên, ngày nay, các nghiên cứu cho thấy bệnh còn liên quan mật thiết đến tổn thương thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Thận không chỉ tham gia vào cơ chế bệnh sinh mà còn là cơ quan chịu tổn thương nặng nề nhất. Ngoài ra, gút làm tăng nguy cơ biến chứng mạch vành, mạch tim và mạch não, góp phần gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạn tính.

Việc xác định bệnh gút hiện còn nhiều thách thức. Chuyên gia nhấn mạnh, không thể chỉ dựa vào xét nghiệm acid uric máu, mà cần tuân theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015, kết hợp siêu âm cơ xương khớp để hỗ trợ. Phương pháp hiện đại hơn như CT năng lượng kép cũng mang lại giá trị cao, nhưng còn hạn chế do chi phí và yêu cầu phần mềm chuyên dụng.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt gút với các bệnh lý như đau khớp tăng acid uric, viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp tự miễn và viêm khớp phản ứng. Gút cũng không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng cơn đau cấp. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn: từ không triệu chứng, cơn gút cấp, khoảng lặng không đau (dễ gây hiểu nhầm là đã khỏi), cho tới viêm đa khớp mạn tính kèm biến chứng tim mạch, thận, mạch máu.

Chuyên gia thông tin: “Về điều trị cơn gút cấp, theo khuyến cáo ACR 2020 (đang áp dụng tại Việt Nam), lựa chọn đầu tay gồm Colchicine đường uống (nên dùng liều thấp và càng sớm càng tốt trong vòng <36 giờ), NSAID hoặc corticoid. Trong trường hợp các thuốc này chống chỉ định hoặc không hiệu quả, có thể cân nhắc thuốc ức chế IL-1.

Trên thực tế, việc điều trị cơn gút cấp thường phối hợp Colchicine + NSAID hoặc Colchicine + corticoid để tăng hiệu quả. Song cần lưu ý, không phối hợp hai loại NSAID với nhau, cũng như không kết hợp NSAID và corticoid do nguy cơ tăng tác dụng phụ”.

ThS.BS Hoàng Quốc Nam cho biết thêm, trong các lựa chọn, NSAID được xem là thuốc điều trị đầu tay, sử dụng với liều tấn công trong 5-7 ngày và duy trì thêm ít nhất 2-3 ngày sau khi hết triệu chứng. Khi lựa chọn thuốc, cần cân nhắc kỹ cơ địa bệnh nhân để đảm bảo an toàn. Xu hướng hiện nay ưu tiên dùng NSAID ức chế chọn lọc COX-2 (coxib) như Etoricoxib, Celecoxib nhằm hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Các NSAID ức chế COX-2 cho hiệu quả giảm đau mạnh mẽ chỉ sau 30-40 phút, duy trì tác dụng trong 24 giờ và cải thiện đáng kể chức năng vận động. Đồng thời, nhóm thuốc này chứng minh tính an toàn tiêu hóa tốt hơn NSAID không chọn lọc và có độ an toàn tim mạch, thận tương đương hoặc tốt hơn ibuprofen, naproxen. Etoricoxib cho hiệu quả tương đương Indomethacin, Diclofenac trong điều trị gút cấp, đồng thời giảm 56% biến cố tiêu hóa. Tuy nhiên, dù là COX-2 hay NSAID cổ điển, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.

Theo ACR 2020, bệnh nhân có cơn gút cấp lần đầu tiên thường chưa cần dùng thuốc hạ acid uric, trừ khi có bệnh thận mạn, acid uric máu >9 mg/dL hoặc sỏi niệu. Khi bệnh nhân có hạt tophy, tổn thương X-quang do gút hoặc ≥2 cơn gút/năm, cần bắt đầu điều trị hạ acid uric. Nếu đã có >1 cơn gút, dù tần suất <2 lần/năm, cũng nên cân nhắc điều trị.

Về lựa chọn thuốc, ưu tiên Allopurinol với liều khởi đầu 100 mg/ngày (hoặc 50 mg/ngày nếu bệnh thận mạn giai đoạn 4), hoặc Febuxostat 40 mg/ngày. Liều sẽ được điều chỉnh tăng dần để đạt mục tiêu nồng độ acid uric <6 mg/dL. Việc điều trị hạ acid uric nên bắt đầu ngay cả trong cơn gút cấp và được duy trì suốt đời” - ThS.BS Hoàng Quốc Nam nói.

Ưu tiên NSAID chọn lọc COX-2: Hiệu quả nhanh, an toàn dài hạn

ThS.BS Nguyễn Thiên Đức - Giảng viên Bộ môn Chấn thương Chỉnh hình, Bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất đưa ra con số thống kê ấn tượng, năm 2020, toàn cầu có 55,8 triệu ca gút, dự báo tăng 72,6% lên 95,8 triệu ca năm 2050. NSAID đóng vai trò then chốt trong kiểm soát đau do gút, chiếm hơn 70% đơn thuốc giảm đau, với xu hướng ưu tiên các NSAID chọn lọc COX-2 như celecoxib, etoricoxib nhờ hiệu quả và độ an toàn vượt trội.

Điều trị NSAID dài hạn cần cân nhắc yếu tố nguy cơ tim mạch và tiêu hóa. Theo đồng thuận APAGE/APLAR/APSDE/APSH/APSN/PoA, bệnh nhân nguy cơ tim mạch nên ưu tiên naproxen hoặc celecoxib, dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn hạn, tránh NSAIDs trong vòng 3-6 tháng sau biến cố hoặc can thiệp. Nếu bệnh nhân tăng huyết áp đang dùng ACEi/ARB, cần cân nhắc bổ sung hoặc tăng liều thuốc hạ áp khác khi sử dụng NSAID dài hạn” - ThS.BS Nguyễn Thiên Đức cho biết.

Bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu hoặc nguy cơ loét dạ dày cần phối hợp PPI. Với bệnh nhân nguy cơ tim mạch rất cao, nếu buộc phải dùng NSAID chọn lọc COX-2, cần cân nhắc bổ sung aspirin 81 mg để giảm nguy cơ huyết khối. Cần tránh dùng NSAIDs ở bệnh nhân CKD eGFR <30 ml/phút/1.73m² hoặc eGFR 30–59 ml/phút/1.73m² đang dùng ACEi/ARB/lợi tiểu. Bắt buộc sàng lọc chức năng thận ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.

NSAID là trụ cột giảm đau trong bệnh cơ xương khớp nhưng cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ, đặc biệt trên bệnh nhân tim mạch, tiêu hóa. Chọn lọc COX-2 có ưu thế tiêu hóa hơn NSAID cổ điển và theo nghiên cứu, coxib vượt trội hơn ibuprofen, tương đương naproxen về nguy cơ tim mạch” - ThS.BS Nguyễn Thiên Đức nhấn mạnh.

Từ những vấn đề được bàn luận trong chương trình, chủ tọa đoàn - TTƯT.PGS.TS.BS Võ Thành Toàn khẳng định, cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau mạn tính và tàn phế. Kiểm soát tốt cơn đau không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn cải thiện chất lượng sống, giảm gánh nặng y tế. Thậm chí, những năm gần đây, nhiều tổ chức y tế đã đề xuất bổ sung "đau" như một dấu hiệu sinh tồn thứ năm, bên cạnh bốn dấu hiệu truyền thống là mạch, huyết áp, nhiệt độ và nhịp thở.

Trong các bệnh lý cơ xương khớp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) luôn được xem là lựa chọn đầu tay nhờ tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm mạnh mẽ. Đây cũng là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hàng đầu trên toàn thế giới trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, để NSAID phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế thấp nhất các tác dụng không mong muốn, đòi hỏi sự chỉ định đúng đắn từ bác sĩ và sự phối hợp, tuân thủ chặt chẽ của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Trong phần thảo luận của chương trình, các chuyên gia còn giải đáp nhiều thắc mắc thú vị của hội viên tham dự. Để theo dõi đầy đủ nội dung chương trình, mời quý bác sĩ, dược sĩ truy cập TẠI ĐÂY.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X