Hotline 24/7
08983-08983

Khi chuẩn bị sanh thì có những biểu hiện như thế nào, thưa BS?

(AloBacsi) - Em mang thai ở tuần 33. Khoảng một tuần nay em rất hay bị gò bụng và đau nhói bụng dưới.

Em xin chào bác sĩ,
 
Hiện tại em đang mang thai ở tuần 33, hàng tháng em đều khám thai định kỳ. Tuy nhiên em có vài điều thắc mắc nhờ bác sĩ giải đáp giúp em. Kết quả siêu âm của em bé ghi như sau: - ĐKLĐ (BPD): 89 mm - ĐKNB (TAD): 94 mm - Chu vi bụng (AC): 302 mm - CDXĐ (FL): 65 mm - Cân nặng: 2400gr - Có 1 vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.
 
Bác sĩ cho em hỏi:
 
1/ Các số đo của thai nhi như vậy có nhỏ hay lớn so với bình thường?
 
2/ Dây rốn quấn cổ thai nhi liệu có nguy hiểm gì không thưa bác sĩ?
 
3/ Khoảng một tuần nay em rất hay bị gò bụng và đau nhói bụng dưới (cách 2 ngày là bị nhói. Trước đây em hay đi bộ thể dục, 1 ngày em đi khoảng 20 phút, sau khi em bị đau nhói em đã không đi bộ nữa) có phải em có dấu hiệu sanh sớm không thưa bác sĩ?
 
Bác sĩ có thể cho em hỏi những dấu hiệu báo hiệu sanh sớm? Em rất mong nhận được câu trả lời từ phía bác sĩ!
 
(Kim Yến, 26 tuổi - Bà Rịa Vũng Tàu)
 
Ảnh minh họa
Trả lời:
 
Chào Kim Yến,

 

AloBacsi trả lời theo câu hỏi của em:

 

- Với thai 33 tuần thì những số đo trên là phù hợp, có xê dịch chút ít nhưng không đáng kể, em cần theo dõi thêm độ trưởng thành của bánh nhau. Nếu độ trưởng thành của bánh nhau ở độ 2 là được, kèm theo chỉ số nước ối, cân nặng thai nhi của em cũng phù hợp (bình thường 2000  – 2100g, sai số # 200g).

 

- Dây rốn quấn cổ thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ, tùy theo số vòng quấn cổ, quấn lỏng hay chặt sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu dây rốn quấn cổ chặt sẽ ảnh hưởng lượng máu đến nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho thai.

 

Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt sẽ cản trở việc sanh ngã âm đạo, khi đó cần mổ lấy thai. Em có thể siêu âm Doppler màu để đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn và khảo sát số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.

 

- Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, nhưng nếu có dấu hiệu đau trằn bụng nhiều, em nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại hoặc tập thể dục, hạn chế giao hợp, ngoài ra em cũng tránh để bị táo bón. Sau khi nghỉ ngơi nếu vẫn còn đau nhiều em nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách phòng ngừa em nhé.

 

Những dấu hiệu báo trước: đau bụng, đau từng cơn đều đặn, sau khi nằm nghỉ vẫn không hết, hết cơn này đến cơn khác, thời gian cách nhau dần dần rút ngắn, thời gian đau càng ngày càng dài và dần dần tăng lên, ra nhớt hồng âm đạo, vỡ ối hoặc rỉ ối…

 

AloBacsi chúc em “mẹ tròn con vuông”!
 
BS Chuyên khoa của AloBacsi
 
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X