Hotline 24/7
08983-08983

Viêm mũi dị ứng, mụn và mề đay có liên quan nhau?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Em 23 tuổi (nam), bị viêm mũi dị ứng đã lâu. Em tập thể thao thường xuyên nên triệu chứng có giảm phần nào nhưng mỗi khi trở trời thì rất dễ cảm, sốt, chảy nước mũi, đau họng. Em đi khám ở BV Tai - Mũi - Họng TPHCM, BS nói em có cơ địa dị ứng, phải sống chung với bệnh. Em sống chung với bệnh này đã 3 năm. Cách đây 3 tháng, tự nhiên em bị ngứa khắp người, đặc biệt là lưng, 2 cánh tay và bắp chân, ngứa nhiều về đêm, gãi tới đâu thì nổi mề đay, mẩn đỏ tới đó, rất khó ngủ. Em đi khám ở TT Hòa Hảo, sau khi làm các xét nghiệm, BS nói: - Men gan em hơi cao, cho thuốc uống 1 tháng. - Em bị mề đay mạn (vẽ da nổi - Acariens), có dị nguyên của mạt nhà trong máu, yêu cầu em vệ sinh sạch sẽ chỗ ở. BS cho thuốc 1 tháng và tái khám, nhưng sau khi hết thuốc thì bị lại, dù em đã chuyển chỗ trọ và về quê sống luôn. Song song với bệnh này, mặt em nổi mụn và để lại nhiều vết thâm, các vết thương do muỗi, kiến cắn dễ sinh ghẻ, lâu lành và sẹo lồi. Nhiều mụn ở cổ, lưng. Xin hỏi BS, các bệnh trên có liên quan với nhau? Em bị mụn nhiều, dị ứng trên da có liên quan tới gan không ạ? Em cần điều trị sao cho mau khỏi bệnh? Cám ơn AloBacsi rất nhiều! (Fast - ilove...@yahoo.com)

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet

Fast thân mến,

Viêm mũi dị ứng, mề đay, ngứa, phản ứng mạnh với vết cắn côn trùng, mụn… là các triệu chứng liên quan đến bệnh dị ứng, mặc dù biểu hiện khác nhau, nhưng lại là “bà con họ hàng” của nhau.

Điều trị các bệnh dị ứng được xem hiệu quả khi bạn tìm được chính xác nguyên nhân “không hợp” của mình để mà tránh chúng càng xa càng tốt.

Trên thực tế, có rất nhiều thứ “không hợp”, có thể từ môi trường (khói, bụi,...), từ thức ăn, từ các sản phẩm chăm sóc hàng ngày, nên việc tìm kiếm thường không “trọn vẹn”.
 
Trong khi đó, cơ thể lại có bộ nhớ đặc biệt với các dị ứng nguyên bằng các “ấn tượng không tốt” trong lần tiếp xúc đầu tiên và càng dữ dội, mạnh mẽ hơn trong những lần “gặp nhau tình cờ” sau đó và gan là người bị “truy cứu trách nhiệm” khi mà cơ chế phòng thủ này từ đó mà ra.

Nhìn chung, đây là một phản ứng “quá mức” của cơ thể, phòng ngừa thì khó, nên chủ yếu là điều trị triệu chứng và cam tâm “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đó, có lúc cơ thể tự điều chỉnh, biết “chấp nhận” người lạ, khi đó các phản ứng dị ứng sẽ giảm dần.

Thuốc sử dụng đầu tay trong các trường hợp dị ứng thường là các thuốc kháng histamine, bạn có thể sử dụng từng đợt hoặc sử dụng dự phòng:

- Cetirizine 10mg uống 1-2 viên/ngày trong 1-2 tuần, trong giai đoạn bùng phát bệnh hoặc

- Loratadine 10mg uống 1 viên/ngày hoặc

- Fexofenadine 180mg uống 1 viên duy nhất/ngày

Hy vọng “cuộc chiến” giữa cơ thể bạn và các dị ứng nguyên sẽ mau chấm dứt.

Chúc bạn khỏe.


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X