Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao một số trẻ được chẩn đoán VA tồn dư?

Câu hỏi

Vì sao một số trẻ được chẩn đoán là VA tồn dư? VA tồn dư nếu không được loại bỏ sẽ gây nên hiện tượng gì, thưa bác sĩ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thông thường VA sẽ teo dần và đến khi trẻ trưởng thành sẽ biến mất. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp VA vẫn tồn tại khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn đến viêm nhiễm và sưng to, có cảm giác khó chịu và đau họng gọi là VA tồn dư.

VA tồn dư nếu không được loại bỏ sẽ gây nên nhiều bệnh viêm nhiễm như:

- VA nằm ở nóc vòm nên khi bị viêm mủ có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi.

- Vi khuẩn từ VA dễ dàng lên tai giữa qua đường vòi nhĩ gây ra viêm tai giữa cấp.

- VA quá phát làm tắc vòi nhĩ, không khí không lên được tai, áp lực trong hòm tai giảm dẫn đến tăng tiết dịch trong vòm tai làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và học tập.

- Mủ từ VA chảy vào hốc mũi, đọng lại ở sàn mũi và các khe mũi, niêm mạc mũi phù nề, các lỗ thông xoang bị bịt tắc dẫn đến viêm xoang mũi.

- Do trẻ nuốt mủ từ VA hoặc do tổ chức lympho đường ruột cùng phản ứng viêm với viêm VA, trẻ đau bụng, nôn trớ đi ngoài phân lỏng.

- Do VA quá phát gây tắc nghẽn đường thở, trẻ phải há miệng để thở, lâu ngày làm cho hàm dưới bị đẩy ra trước, xương hàm trên không phát triển, lưỡi tụt ra sau, khuôn mặt biến dạng, vẻ mặt ngờ nghệch, chuyên môn gọi là bộ mặt VA.

- Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ cũng rất thường gặp do VA quá phát.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần, quá phát gây bít tắc đường hô hấp trên, biến chứng gây viêm phế quản, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản… và viêm phổi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bác sĩ có thể chỉ định nạo VA để điều trị dứt điểm các bệnh lý tại VA và các bệnh lý có liên quan.

VA tồn dư ngăn cản sự thông thoáng của vòi nhĩ gây ra các bệnh về tai. VA tồn dư là lý do chính gây viêm tai giữa thanh dịch.

Có thể điều trị VA tồn dư bằng kháng sinh phổ rộng và trên các loại vi khuẩn kháng thuốc. Nạo VA tồn dư thường được chỉ định khi điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả. Khi có VA tồn dư, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và xin tư vấn của bác sĩ về cách điều trị khắc phục.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X