Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
VA tồn dư có nên nạo không bác sĩ?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Hôm nay em đi nội soi lại như lần trước và bác sĩ vẫn kết luận em bị VA tồn dư và viêm họng hạt, viêm amidan, ngoài ra không có dấu hiệu nào cả. Vậy em có nên đi nạo VA không ạ?
Trả lời
VA thường quá phát ở các em bé nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường nhiễm tùng hô hấp trên, gây ho, sổ mũi kéo dài, và thường gây biến chứng viêm tai giữa, trường hợp này phải nạo VA.
Do vậy để chẩn đoán VA tồn dư hay ung thư vòm người ta thường khám tìm các triệu chứng: hay chảy máu mũi, ù tai, vòm có sự phát triển quá mức.
Tốt nhất là nạo VA tồn dư và gửi đi làm Giải phẫu bệnh. Kết quả đa số là VA tồn dư nhưng cũng có trường hợp Ung thư vòm. Ngày nay để tầm soát ung thư vòm, người ta nội soi NBI, nếu nghi ngờ sẽ sinh thiết.
Thân mến!
VA và amidan có vai trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí “cửa ngõ” nên VA rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần, quá phát gây bít tắc đường hô hấp trên, biến chứng gây viêm phế quản, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản… và viêm phổi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bác sĩ có thể chỉ định nạo VA để điều trị dứt điểm các bệnh lý tại VA và các bệnh lý có liên quan. Có thể điều trị VA tồn dư bằng kháng sinh phổ rộng và trên các loại vi khuẩn kháng thuốc. Nạo VA tồn dư thường được chỉ định khi điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả. Khi có VA tồn dư, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và xin tư vấn của bác sĩ về cách điều trị khắc phục. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình