Hotline 24/7
08983-08983

Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất dù đã mang dụng cụ bảo hộ có nguy cơ nhiễm?

Câu hỏi

Em làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại hoá chất. BS cho em hỏi đối với những người làm việc trong môi truờng này thì nguy cơ bị nhiễm có cao không? Làm sao để phòng ngừa?

Trả lời
Nhờ BS tư vấn giúp,

Em hiện đang làm trong ngành kiểm soát côn trùng, tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại hoá chất, tuy đã thực hiện kỹ các biện pháp an toàn như sử dụng găng tay và mặt nạ phòng độc, tắm rửa sạch sẽ sau khi phun xịt, tuy nhiên vẫn chưa yên tâm lắm.

BS cho em hỏi đối với những người làm việc trong môi truờng này thì nguy cơ bị nhiễm có không, và có phương pháp nào như ăn uống gì để lọc nhiễm hoá chất khỏi cơ thể không ạ? Mong BS tư vấn giúp, xin cảm ơn.

(Nguyễn Văn Thuật - vanthuat...@gmail.com)

Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc diệt côn trùng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc diệt côn trùng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này. Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

- Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.

- Hấp thụ qua da: khi hóa chất dây dính vào da.

- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất.

Do đó việc mang dụng cụ bảo hộ để cản trở hấp thụ hoá chất qua ba con đường trên là cần thiết. Ngoài ra bạn cần tránh làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, sẽ làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc. Độ ẩm không khí tăng cũng làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm thải hơi độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc. Nên làm việc dựa theo tình trạng sức khoẻ hiện tại, lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp cũng làm tăng mức độ nhiễm độc.

Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng độ nhạy cảm với hoá chất… Và mỗi 6 tháng-1 năm nên khám sức khoẻ định kỳ một lần để phát hiện tình trạng nhiễm độc mạn tính (nếu có) bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Ở nơi làm việc có nguy cơ phơi nhiễm hóa chât cao, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp để giảm nhẹ phơi nhiễm nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm biện pháp kỹ thuật, thực hành sản xuất an toàn, biện pháp hành chính, biện pháp phương tiện bảo vệ cá nhân.

Phơi nhiễm hóa chất là sự tiếp xúc chất hóa học với cơ thể sống.

Một số khái niệm quen thuộc về hóa chất:

- Độc tính: khả năng hóa chất gây ra một tác động không mong muốn nào đó.

- Nguy cơ: sự xuất hiện của một chất vốn có thành phần gây nguy hại hoặc tiềm ẩn khả năng gây nguy hại.

- Độ phơi nhiễm hóa chất: sự tiếp xúc với chất hóa học.
- Liều lượng: lượng hóa chất có nguy cơ gây thương tật hoặc tử vong.

Về cơ bản các biện pháp kiểm soát có thể được áp dụng ở:

- Các nguồn có sử dụng hóa chất hoặc nơi hóa chất phát tán ra

- Dọc theo đường truyền, tức là giữa nguồn và người tiếp nhận

- Ở chỗ người tiếp nhận hay người bị phơi nhiễm.


BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên
Cổng thông tin tư vấn AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X