Hotline 24/7
08983-08983

Thực phẩm chức năng có chữa hết bệnh thoái hoá cột sống không?

Câu hỏi

Kính thưa bác sĩ, Tôi được Trung tâm Y học cổ truyền trung ương tư vấn điều trị bệnh thoái hoá cột sống nặng, thoát vị đĩa đệm chèn hệ thần kinh gây đau lưng, tứ chi, không đi lại được bằng cách dùng "TÂM AN khớp" do CTTHHH TÂM AN sản xuất với cam kết sẽ hết bệnh và TÂM AN KHỚP là thuốc chứ không phải thực phẩm chức năng. Nhưng khi nhận thuốc thì tôi thấy chữ đề trên bao bì là THỰC PHẨM CHỨC NĂNG. Trả lời thắc mắc của tôi tại sao nói là thuốc mà bao bì ghi là thực phẩm chức năng, họ trả lời rằng bộ Y tế quy định mọi thuốc đông y đều gọi là thực phẩm chức năng (?!). Xin bác sĩ cho biết: 1- Tâm An Khớp là thực phẩm chức năng hay là thuốc. 2- Tâm An Khớp có khả năng điều trị bệnh thoái hoá cột sống nặng như trường hơp của tôi không? Rất mong được tư vấn và xin hết lòng cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Thực phẩm chức năng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào chú,
Thuốc chữa bệnh có vai trò tham gia vào các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Nó làm thay đổi cấu trúc sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể để sửa chữa những tổn thương trong cơ thể, giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng, phục hồi và điều chỉnh các chức năng của cơ thể.Thuốc là kết quả và sản phẩm của y học cần phải dựa trên bằng chứng từ nghiên cứu, không phải dựa trên sự suy luận.
So với thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) ít được theo dõi, giám sát trong quy trình điều chế và kiểm nghiệm ít nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra, các loại TPCN cũng ít khi được mang ra nghiên cứu, tức là hiệu quả không thể chứng minh được mà chủ yếu dựa trên suy luận. Nhà sản xuất thường đưa ra chế phẩm với nhãn mác là thực phẩm chức năng để tránh bị kiểm nghiệm quá nghiêm ngặt, điều này đồng nghĩa với độ tin cậy sẽ thấp hơn so với các sản phẩm được dán nhãn là thuốc chú nhé!
Chúc chú và gia đình sức khỏe.
Mời tham khảo thêm:

Khái niệm và tên gọi về thực phẩm chức năng bắt nguồn từ Nhật Bản. Vào năm 1980, Bộ Y tế và Sức khỏe Nhật Bản bắt đầu xây dựng hệ thống tổ chức trong Bộ, tổ chức này có nhiệm vụ điều chỉnh và công nhận những loại thực phẩm có hiệu quả cải thiện sức khỏe của cộng đồng dân cư. Họ cho phép ghi trên nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm sử dụng cho sức khỏe con người, được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là FOSHU (Foods for Specified Health Use).

Ở Nhật, “những loại thực phẩm có hiệu quả lên sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng truyền thống và các hoạt chất sinh học có chứa trong nó”, người ta gọi là thực phẩm chức năng. Sau đó, thực phẩm chức năng xuất hiện trên nhiều nước khác trên thế giới.

Ở Mỹ quan điểm của ADA: Thực phẩm chức năng là “bao gồm tất cả các thành phần có trong nó và cũng là thực phẩm được làm mạnh thêm, làm giàu thêm hoặc nâng cao thêm yếu tố nào đó, có hiệu quả tiềm năng đến sức khỏe khi tiêu thụ một phần nó trong khẩu phần một cách thường xuyên, với mức độ có tác dụng”.

Theo FDA thì thực phẩm chức năng là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe. Thực phẩm chức năng là “thực phẩm mà nếu ăn nó, thì sức khỏe sẽ tốt hơn khi không ăn nó”. Ví dụ như rau xanh và trái cây có chứa đủ chất để làm tăng cường sức khỏe. Những chất có hoạt tính sinh học trong thực phẩm chức năng có ích cho sức khỏe hoặc có ảnh hưởng sinh lý theo hướng mong muốn.

Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Các tên gọi khác của thực phẩm chức năng là: Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm đặc biệt, Sản phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm thuốc.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X