Thầy thuốc ưu tú ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ
Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 - Bệnh viện Nhân dân 115
Thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa có mối quan hệ ra sao, thưa bác sĩ?
Thầy thuốc ưu tú ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ
Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 - Bệnh viện Nhân dân 115
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thứ nhất ta phải làm quen với khái niệm “thần kinh tọa” là gì? Thần kinh tọa là tập hợp của các rễ thần kinh L3, L4, L5 và khối cùng cụt từ S1-S5, do nó là sự tập hợp của các rễ thần kinh của thắt lưng và cùng cụt nên khi các rễ này gom lại thì tạo ra một cái dây thần kinh rất to gọi là dây thần kinh hông to, trong cộng đồng hay gọi là thần kinh tọa.
Thần kinh tọa là tập hợp của các rễ thần kinh ở phần cuối của ống sống. Khi bị tổn thương thần kinh tọa, các rễ thần kinh mà tập hợp tạo ra nó đều có thể bị tổn thương và tùy theo cái rễ nào bị tổn thương mà có biểu hiện lâm sàng phù hợp với vị trí mà rễ đó bị chèn ép. Như vậy với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ suy đoán ra vùng đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh nào phù hợp.
Ví dụ, nếu rễ L5S1 bị tổn thương thì nó có thể biểu hiện ra bên ngoài là bệnh nhân sẽ đau, tê theo mặt sau của đùi, mặt sau của cẳng chân và lan tới ngón út. Nếu bệnh nhân bị tổn thương rễ ở tầng L4,5 thì tổn thương sẽ làm mặt ngoài của đùi, mặt ngoài của cẳng chân và lan đến ngón cái. Tương tự L3,4 thì tổn thương sẽ gây đau tê ở mặt trước của đùi.
Giống như vừa nói thì thần kinh tọa là tập hợp của các rễ, do đó thoát vị đĩa đệm xảy ra ở các tầng riêng lẻ L3, 4; L4, 5 và L5S1. Khi nói đến đau dây thần kinh tọa là nói đau chung cho tất cả các rễ này. Trên lâm sàng thực tế bệnh nhân có thể tổn thương ở 1 tầng thôi, người ta cũng đã gọi là đau thần kinh tọa có thể làm L3,4; có thể L4,5 và cũng có thể L5S1 thì mình gọi chung một từ là đau thần kinh tọa.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình