Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Thoát vị đĩa đệm ra sau nghĩa là gì?
Câu hỏi
Em bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 ra sau trung tâm #3mm. Cho em hỏi ra sau khác ra trước chỗ nào, và tránh bài tập nào?
Trả lời
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là thoát vị phía sau bên (95% các trường hợp). Ở phía sau tuỷ sống có sừng sau, chứa các nơron cảm giác, nên khi bị tổn thương do đĩa đệm thoát vị, sẽ gây ra nhiều triệu chứng như đau, tê… dọc theo vùng chi phối của thần kinh tương ứng. Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm ra trước hiếm gặp và ít gây ra triệu chứng về cảm giác.
Về mặt điều trị, vật lý trị liệu được xem là biện pháp hữu ích, giúp giảm triệu chứng và chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên bạn cần tránh các động động tác xoay người, vặn mình quá mạnh sẽ tạo ra áp lực đè lên mặt sụn và đĩa đệm, khiến bệnh trầm trọng hơn, tránh ngồi xổm, hạn chế tập tạ nặng, hoặc chạy nhảy quá mạnh bạn nhé!
Thân mến.
Thoát
vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên
trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền
đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng
đau về thần kinh. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh. Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại; - Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ; - Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn; - Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình