Hotline 24/7
08983-08983

Những lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Câu hỏi

Thưa BS, Em bị đau từ thắt lưng xuống mông và đau hết chân bên phải, tê và khó khăn khi đi lại, đứng, ngồi khi nằm thì đỡ hơn, ho đau. Em được chẩn đoán là đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Em đã chụp Xquang xương thắt lưng, BS nói xương không vấn đề gì. Em bị đau như thế này 3-4 tháng nay. Xin hỏi BS em bị gì và cách chữa trị như thế nào? Em đã uống nhiều thuốc đông y, tây y và châm cứu nhưng không đỡ. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các triệu chứng em miêu tả hướng nhiều đến đau thần kinh tọa, tuy nhiên, để chẩn đoán xác định xem có thoát vị đĩa đệm hay không, mức độ ra sao và có chèn ép lỗ thần kinh liên hợp hay không thì cần phải có phim MRI cột sống thắt lưng. Như vậy, trước mắt em cần chụp phim MRI cột sống thắt lưng, tùy mức độ mà sẽ có hướng điều trị khác nhau, ví dụ như thoát vị đĩa đệm nặng quá thì phẫu thuật mới hết, thoát vị đĩa đệm nhẹ thôi thì không cần phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp hiện nay, chủ yếu ở đối tượng lớn tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Những yếu tố thuận lợi làm bệnh tiến triển trong giới trẻ hiện nay là:

- Người trong nhóm lao động phổ thông, làm việc vất vả phải khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động.

- Người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều trong một tư thế quá lâu như: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động, lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán…

Đặc biệt là giới văn phòng thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ bên máy tính nên hạn chế vận động. Không chỉ thế mà khi về nhà họ cũng lười vận động, lười tập thể dục cùng chế độ ăn uống không khoa học.

- Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục…

- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống…. Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.

- Đối tượng thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là khi trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương.

Thuốc đông y, tây y hay châm cứu chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, để điều trị bệnh em cần chú ý:

- Chú ý thay đổi tư thế trong quá trình làm việc, không giữ mãi một tư thế trong nhiều giờ liền. Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh các bệnh cột sống.

- Vận động đúng cách, khi vác vật nặng không vặn cột sống, chỉ nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất.

- Thường xuyên tập thể dục rèn luyện để cột sống vững chắc, cơ thể dẻo dai, bơi cũng được mà yoga là tốt nhất.

- Ăn uống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp.

- Duy trì cân nặng bình thường, tránh để tăng cân quá mức.

Thân mến.


Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X