Hotline 24/7
08983-08983

Suy nghĩ chậm, khó tập trung nên đi khám ở đâu?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em thường hay suy nghĩ chậm, chậm hiểu khó tập trung trong công việc, lúc mọi người nói chuyện thì trong đầu không thể suy nghĩ được gì để nói, làm việc gì cũng vậy hay nghĩ lung tung lúc đi ngủ cũng nghĩ lung tung về chuyện quá khứ. Vậy bác sĩ cho em hỏi là em cần phải làm gì hoạt động như thế nào ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và uống thuốc gì để có đầu óc trở lên linh hoạt hơn ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Quả thật trong cuộc sống hối hả hiện nay thì chậm chạp là một thiệt thòi không nhỏ. Chậm chạp có thể do bệnh (tại não cũng có mà ngoài não cũng có), cũng có thể do tính cách, môi trường. Trước mắt, em nên khám thử tại chuyên khoa Nội thần kinh - tâm thần, để bác sĩ kiểm tra xem em có bệnh lý gì hay không, em nhé.

Em cứ đăng ký khám chuyên khoa Nội thần kinh vì lý do "khó tập trung", khi vào khám bệnh thì cứ trả lời theo câu hỏi của bác sĩ về các vấn đề của mình. Nếu như sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe tâm thần cho thấy em không có bệnh lý gì (nghĩa là do tính cách, di truyền), thì nếu em muốn thay đổi bản thân, cách tốt nhất là em nên chơi thể thao, chọn các môn phối hợp nhiều giác quan như bóng bàn, cầu lông, bóng rổ…để rèn luyện tinh thần và sức khỏe, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, tập thiền để kiểm soát luồng suy nghĩ, song song đó thì em nên học thêm ngôn ngữ để bổ sung thêm hành trang khi đi làm, có thêm bạn mới, giúp em tự tin hơn; ngoài ra, em cũng cần chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ chất, không để thừa hay thiếu cân, kiêng rượu bia cafe thuốc lá, hạn chế thức khuya.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn theo Viện Sức khỏe tâm thần 30% dân số đang mắc các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần. Đáng lo ngại là nhiều người bỏ qua những triệu chứng ban đầu, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh này bắt đầu từ sự trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì, cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, giận dữ, giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày, giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều, nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…Đây là những triệu chứng mà người bệnh thường bỏ qua hoặc tự điều trị. Ngoài ra, nhiều người chọn cách giấu bệnh, không đi khám chữa vì sợ người khác nghĩ mình bị tâm thần, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống..., dẫn tới tỷ lệ đi khám các bệnh tâm thần rất thấp.

Mỗi người phải học cách phân bổ thời gian hợp lý cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc và những điều khác. Dành thời gian để có hoạt động thư giãn, không phải giải trí. Quan tâm tới cơ thể nhiều hơn, sức khỏe và tâm trí của mình và nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tự mình phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X