Hotline 24/7
08983-08983

Răng cửa của bé bị bể một miếng có sao không?

Câu hỏi

Chào BS, Bé em 1 tuổi mà răng sữa có màu trắng đục và răng cửa bị bể 1 miếng thì có sao không ạ?

Trả lời
Kiểm tra răng cho bé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Kiểm tra răng cho bé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Màu trắng đục trên răng cửa sữa của bé có thể là dấu hiệu nhiễm fluor hoặc thiểu sản men răng hoặc sâu răng mới chớm. Do vậy bạn nên đưa bé đến BS để kiểm tra trực tiếp xác định chính xác nguyên nhân.

Còn đối với răng sữa mẻ nhỏ không đau nhức thì không cần điều trị, tuy nhiên đối với răng mẻ lớn hay đau thì nên theo dõi đến khi trẻ có khả năng hợp tác với BS thì nên đưa bé đi điều trị sớm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Theo các chuyên gia nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của trẻ bị mẻ. Tuy nhiên, có thể kể đến 3 lý do phổ biến và thường gặp sau:

- Trẻ bị thiếu sản men răng: Men răng chính là lớp áo khỏe mạnh và cứng chắc bao phủ bên ngoài răng, có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cơ thể của trẻ bị thiếu hụt canxi và flour thì sẽ khiến men răng trở nên mỏng và yếu hơn bình thường rất nhiều, độ bền chắc không cao. Lúc này, chỉ cần có một tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài như lực ăn nhai, axit trong thức ăn, vi khuẩn tấn công… cũng khiến cho răng bị sứt mẻ - gãy vỡ.

- Trẻ đang mắc các bệnh lý răng miệng: Khi trẻ mắc phải một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, nha chu, viêm lợi, viêm tủy, mòm men, răng nhạy cảm… thì sẽ khiến cho các liên kết bên trong răng trở nên lỏng lẻo và bị phá hủy, không còn chắc chắn và khỏe mạnh như bình thường. Khi đó, chỉ cần có một lực tác động từ bên ngoài vào (dù là rất nhỏ) cũng có thể khiến cho răng trẻ bị mẻ.

- Răng của trẻ bị chấn thương: Đây nguyên nhân hàng đầu khiến răng sữa của trẻ bị mẻ. Khi răng phải chịu một lực tác động rất mạnh từ bên ngoài như va đập vào vật cứng, tai nạn, nghiến răng khi ngủ, cắn vật cứng quá mạnh hoặc quá chặt… Điều này sẽ khiến răng rất dễ bị gãy vỡ, thậm chí có thể gây ra những tổn thương ở vùng xương ổ răng.

Để khắc phục tình trạng răng sữa của trẻ bị mẻ, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp hàm trám răng thẩm mỹ. Đây là cách phục hình răng đơn giản, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao bằng cách sử dụng vật liệu hàn trám răng chuyên dụng (composite) để thay thế cho phần mô răng thật đã bị hư hỏng, khiếm khuyết. Nhằm khôi phục hình dáng và chức năng ăn nhai của răng mẻ vỡ.

Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị mẻ ở mức độ nặng khiến buồng tủy lộ ra ngoài hoặc bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị tủy trước khi hàn trám răng.

Nếu chiếc răng sứt mẻ - gãy vỡ của trẻ bị đau nhức hoặc ê buốt nhiều, cha mẹ hãy cho trẻ cắn một miếng gạc hoặc bông gòn ấm, nhằm giúp trẻ giảm nhanh cơn đau cho đến khi gặp bác sĩ để điều trị. Nên nhớ, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc mỡ hoặc các loại thuốc khác lên vùng chấn thương để giảm đau.

Một số cách phòng ngừa răng sữa của trẻ bị mẻ hiệu quả

Sau khi đã xác định được nguyên nhân chủ yếu khiến răng sữa của trẻ bị mẻ, cha mẹ nên ghi nhớ một số cách phòng ngừa khá đơn giản nhưng rất hiệu quả dưới đây, nhằm đảm bảo hàm răng của trẻ luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và khoa học là cách phòng ngừa tình trạng mẻ răng sữa hiệu quả nhất. Cho trẻ chải răng từ 2 - 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, điều này sẽ giúp thức ăn thừa mắc kẹt trên răng được làm sạch hoàn toàn, giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, sau mỗi lần trẻ ăn vặt, hãy cho trẻ súc miệng lại với nước ấm pha chút muối nhằm đảm bảo vi khuẩn không có điều kiện để phát triển và gây các bệnh lý răng miệng như sâu hay bệnh nha chu ở trẻ em.

- Nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống nhiều thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá dai, quá cứng hoặc có quá nhiều axit… Bởi vì, những thực phẩm này sẽ khiến men răng bị mài mòn nhanh hơn, răng trở nên yếu và dễ bị sứt mẻ - gãy vỡ khi có tác động. Đồng thời, đối với những trẻ có thói quen nghiến răng khi ngủ, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm, nhằm bảo vệ răng không bị tổn thương.

- Tuyệt đối không cho trẻ nhai hoặc cắn những vật cứng như bút chì, bút mực, ca hoặc muỗng đũa, móng tay, đá… Vì chúng sẽ gây áp lực lớn lên hàm răng, khiến răng sữa của trẻ bị mẻ.

- Ngoài ra, để con trẻ không mắc phải bệnh lý thiếu sản men răng, khiến răng yếu và dễ mẻ vỡ thì các mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin, canxi và khoáng chất trong suốt thời gian mang thai, việc làm này sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện vệ mọi mặt. Đặc biệt, hãy xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung đủ canxi và flour, nhằm giúp quá trình hình thành răng diễn ra thuận lợi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X