Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Những loại thực phẩm nào giàu canxi phòng chống loãng xương?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Mẹ em năm nay 46 tuổi. Tầm tuổi mẹ có nên dùng thêm thực phẩm bổ sung gì không? Muốn chống loãng xương ngoài uống bổ sung viên tổng hợp canxi thì nên dùng thêm thực phẩm nào nữa ạ? Có thể sử dụng viên uống tổng hợp canxi và vitamin E cùng lúc được không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Hầu hết mọi người thường không cần phải bổ sung thêm vitamin hoặc khoáng chất qua viên uống bổ sung vì đều có đầy đủ trong thức ăn hàng ngày. Một số người có thói quen sử dụng thêm thực phẩm chức năng nhưng nếu không thật sự thiếu chất thì không mang lại hiệu quả, sử dụng nhiều trong thời gian dài lại còn gây hại. Những đối tượng dễ bị thiếu chất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Đối với đa số người bình thường, nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ có nguy cơ thiếu vitamin D. Phụ nữ mãn kinh dễ có nguy cơ loãng xương hơn so với phụ nữ trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D và canxi thường mang lại một số lợi ích nhất định cho nhóm phụ nữ lớn tuổi.
Đối với độ tuổi từ 51 đến 70, nhu cầu canxi hàng ngày là 1000 mg nhưng không quá 2000 mg, thực phẩm giàu canxi bao gồm phô mai, sữa, yogurt, các loại rau có màu xanh đậm (bông cải, cải xoăn), các loại cá có xương mềm như cá hồi, cá mòi), các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, trái cây… Vitamin D thì có nhiều ở cá và trứng.
Nếu là người ăn kiêng, hấp thu kém, dễ tiêu chảy khi ăn uống, có thể xem xét bổ sung thêm một ít viên vitamin tổng hợp trong tháng (nhưng không nên dùng liên tục mỗi ngày). Nên bổ sung vitamin D, canxi và khám tầm soát loãng xương khi mãn kinh bạn nhé!
Thân mến.
Bệnh loãng xương,
hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên
tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này
khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương
nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên
nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy
xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và
cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị
gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình