Hotline 24/7
08983-08983

Nặng ngực, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh... uống thuốc khỏi không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em mới siêu âm tim có kết luận: dày thất trái d=60mm, hở van 2 lá 1,5/4, hở van 3 lá 1,5/4, DMP ¼. Trước đây 1 năm em đang điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Hiện nay em đang điều trị thuốc tại tỉnh nhưng thấy trong người lúc nào cũng mệt mỏi, nặng ngực, khó thở, chóng mặt, thỉnh thoảng tim đập nhanh. Xin hỏi bệnh của em uống thuốc có khỏi không, nếu không khỏi thì có cần phẫu thuật tim không? Mong các bác sĩ trả lời giúp em. Xin cám ơn!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hiện tượng nặng ngực, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng nặng ngực, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,


Dựa theo kết quả siêu âm tim mà em cung cấp thì bệnh tim của em không nặng đâu, chưa có suy tim giảm phân suất tống máu và hiện không có chỉ định phẫu thuật gì cả. Triệu chứng "mệt mỏi, nặng ngực, khó thở, chóng mặt, thỉnh thoảng tim đập nhanh" có thể do nhiều nguyên nhân, từ việc kiểm soát huyết áp chưa tốt, kiểm soát nhịp tim chưa tốt, chưa tầm soát loại trừ rối loạn nhịp tiềm ẩn, cũng có thể do bản thân em bị thiếu chất, công việc căng thẳng, bị rối loạn lo âu... đều có thể gây mệt.

Trước mắt, để chắc chắn về bệnh tim mạch, em có thể đến kiểm tra lại tại bệnh viện chuyên khoa Tim mạch, khảo sát vấn đề nhịp tim bằng đo điện tim 24h, điện tim gắng sức, khảo sát vấn đề hô hấp bằng đo chức năng hô hấp, và cần khám tâm lý để kiểm tra tình trạng tâm lý - tâm thần.

Song song đó, em cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá, tự đo huyết áp tại nhà trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Rối loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường: quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường.

Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Chứng loạn nhịp được đặt tên và phân loại dựa trên:

- Tần số: quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm);
- Vị trí (trong tâm thất hay tâm nhĩ);
- Mức độ thường xuyên.

Các triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn nhịp tim là:

- Nhịp tim chậm: nhịp tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút;
- Nhịp tim nhanh: nhịp tim đập nhiều hơn 100 nhịp mỗi phút;
- Tức ngực;
- Khó thở;
- Choáng váng, chóng mặt;
- Đổ mồ hôi;
- Ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu;
- Đánh trống ngực;
- Cảm giác ngực bị đè nén;
- Thở ngắn;
- Đau hoặc tức ngực;
- Yếu hoặc mệt mỏi.
Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: ít muối và chất béo rắn, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc;
- Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất;
- Tránh hút thuốc và uống rượu;
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
- Kiểm soát huyết áp cũng như lượng cholesterol hợp lý;
- Tái khám định kỳ.

Một số liệu pháp bổ sung và thay thế có thể có tác dụng giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như yoga, thiền định, và các kỹ thuật thư giãn.

Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tần suất bệnh thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, một số bệnh rối loạn nhịp tim bẩm sinh có thể gặp ở người trẻ và gây đột tử khi bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

Tùy theo nguyên nhân và loại rối loạn nhịp tim cũng như những cách điều trị khác nhau, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nên đo điện tâm đồ nếu có các triệu chứng như hồi hộp, ngất hoặc trong gia đình có người trẻ bị đột tử không rõ lý do. Cuối cùng, bạn đừng nên quá lo lắng; với các tiến bộ hiện tại, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch hầu như có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả các rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X