Hotline 24/7
08983-08983

Không muốn nói chuyện và sa vào thế giới ảo dù đã cố gắng, cháu phải làm sao BS?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu thấy tâm lý bản thân hơi không ổn định, vui buồn lẫn lộn, buồn nhiều hơn vui. Cháu vừa vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT một thời gian, sau khi ra khỏi môi trường quen thuộc là ghế nhà trường và bạn bè, cháu thấy bản thân cô đơn, không dám nói chuyện với ai. Cũng vì vậy cháu hay tìm đến quán net, máy tính, điện thoại thông minh, dần sa vào thế giới ảo lúc nào không biết. Khi người thân nói với cháu, cố gắng thay đổi cháu, bấy giờ mới nhận thấy bản thân gầy gò, cái mặt dễ ưa nhìn ngày nào nhợt nhạt và khó coi như bức tranh chân dung bị té nước nhoè màu vậy (so sánh dễ hiểu). Khi thu vào thế giới riêng cháu đã tìm cách thay đổi bản thân, nhưng cháu ít chia sẻ với mọi người, thấy thay đổi thói quen là một điều khó. Bây giờ cháu không thể xử lý tình huống nhạy bén như trước được, cháu cảm nhận đươc mặt cháu đang xấu đi. Rất mong BS tư vấn giúp đỡ cháu. Mong được BS tư vấn tận tình.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Rối loạn tâm thần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn tâm thần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thông tin em cung cấp thì rõ ràng là em nhận thức rất tốt tình trạng của mình, bản thân em biết rõ mình cảm thấy cô đơn nên sa vào thế giới ảo, nhìn ra được sức khỏe xấu đi rất nhiều và cần thoát ra nhưng chỉ có điều em chưa đủ có động lực để thay đổi hành vi, thói quen đó mà thôi. Và BS phải đưa ra cảnh báo với em rằng, em cần phải mạnh mẽ và dứt khoát cai nghiện thế giới ảo, nếu không em sẽ bị nó “giết chết”, bây giờ dù hơi muộn nhưng vẫn còn kịp, nếu em đủ nghị lực thì em sẽ “sống lại một lần nữa”.

Người cứu em chính là em. Em có thể gặp chuyên viên tâm lý để điều trị ngắn hạn, nên tập thể dục hay nghỉ ngơi đi du lịch 1 thời gian cho khuây khỏa, học một môn học mới như ngoại ngữ chẳng hạn, không rượu bia, café, thuốc lá, hạn chế thức khuya, ăn uống bồi bổ vô. Nếu vẫn không vượt qua được thì cuối cùng em có thể đến khám BS chuyên khoa Tâm thần sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Sau khi thăm khám, BS sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, em sẽ mau phục hồi hơn, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn tâm thần là tình trạng bất thường của tâm trí, được miêu tả là mất liên hệ với thực tại. Cụ thể, người có rối loạn tâm thần thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa những gì là thật và những gì là không thật trong cuộc sống. Rối loạn tâm thần thường xuất hiện lần đầu ở giai đoạn muộn của tuổi thanh thiếu niên hoặc ở lứa tuổi 20.

Một số triệu chứng điển hình của rối loạn tâm thần: thay đổi cảm xúc, mất niềm tin vào cuộc sống, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi... Và cũng có rất nhiều loại bệnh lý rối loạn tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách...


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X