Hotline 24/7
08983-08983

Đẹn tái đi tái lại nhiều lần dù đã chữa khỏi, cha mẹ phải làm gì?

Câu hỏi

Nếu tình trạng đẹn miệng sau khi chữa khỏi nhưng tái đi tái lại nhiều lần thì cha mẹ cần làm gì ạ?

Trả lời
Chữa khỏi đẹn. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn Quí Anh,
Đẹn miệng là bệnh khó chữa và dễ tái phát, vì vậy cha mẹ cần kiên trì điều trị cho hết hẳn. Trẻ bú mẹ rất dễ tái nhiễm do núm vú mẹ bị nhiễm nấm. Vì vậy, mẹ cũng cần điều trị nấm trên núm vú.

Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ kể cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn chặn việc vi khuẩn lây lan, phát triển. Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Vệ sinh sạch sẽ tiệt trùng bình sữa và núm vú cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi của trẻ…

Với những bé trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước để tránh khô miệng làm nấm tái phát.

Sau khi trẻ hết đẹn nên tiếp tục rơ miệng trẻ thêm 7 ngày nữa, rơ miệng trẻ 3-4 lần/ngày.

Ngoài ra, sau khi cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Thông thường dùng nước đun sôi để cho trẻ uống cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn.

Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với trẻ lớn, cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Thân.
Mời tham khảo thêm:

Đẹn miệng hay nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, do trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh không khó, nhưng nếu phụ huynh tự ý mua thuốc cho con uống có thể khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề ăn uống của trẻ.

Việc trẻ bị nấm miệng cũng là do vệ sinh răng miệng cho trẻ không đảm bảo, gây nhiễm khuẩn miệng. Vì thế, phụ huynh đánh tưa miệng cho con cũng cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Sau đó, lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng, nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau miệng bé.

Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin hay miconazole với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng, sau đó mới đánh tưa lưỡi để giảm thiểu nguy cơ nôn trớ của trẻ.

Bên cạnh đó, đối với trẻ còn bú mẹ mà nhiễm nấm miệng thì nguyên nhân có thể do núm vú mẹ mang nấm candida. Do vậy, ngoài việc đánh tưa miệng cho trẻ, nên kết hợp bôi cả thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ để việc điều trị nấm miệng cho trẻ đạt hiệu quả hơn.

Đặc điểm của nấm candida

✔ Có 40 - 60% dân số là người lành mang candida trên cơ thể.

✔ Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ... và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng candida albicans 70%.

✔ Trẻ thường nhiễm candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm candida âm đạo lúc mang thai. ✔ Miệng trẻ sơ sinh có pH thấp sẽ thuận lợi cho nấm phát triển.

✔ Nấm candida chiếm 0,5 - 20% số trẻ khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X