Hotline 24/7
08983-08983

Đau nhói ngực trái khi đang bị viêm phổi, triệu chứng bệnh nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào BS, Chồng em đi làm thì không bị gì, mà tối khi nằm ngủ xuống là bị đau ngực trái, đau nhói không ngủ được. BS cho em hỏi như vậy chồng em bị bệnh gì ạ? Chồng em đang dùng thuốc viêm phổi ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau nhói ngực trái. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhói ngực trái. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị mà có triệu chứng đau ngực là cần phải tái khám BS kiểm tra lại ngay, đặc biệt trường hợp chồng em đau ngực bên trái, đau nhói đến mức không ngủ được, cần kiểm tra xem có tràn dịch màng phổi hay không, áp xe phổi, bệnh lý tim mạch…

Em nên khuyên chồng em đi khám lại sớm, đăng ký khám chuyên khoa Hô hấp, em nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:


Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những cơn đau ngực như do tim mạch, phổi và màng phổi, cơ xương thành ngực, bởi thần kinh… và thậm chí vì tâm căn. Những cơn đau ngực cần được nhận biết sớm để có biện pháp xác định, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Các cơn đau ngực xảy ra cấp tính, ít hoặc không có dấu hiệu báo trước, mức độ đau dữ dội, đau như bóp nghẹt lấy tim khiến cho người bệnh vật vã, lo sợ hoảng hốt. Đó là triệu chứng của các bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, phình tách động mạch chủ vỡ…

Đau ngực trái, ngay tại vị trí của tim thường là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, nhiều khi cơn đau dữ dội ngay dưới mũi ức cũng cần được loại trừ nguyên nhân do nhồi máu cơ tim thành sau dưới. Đau ngực phải hoặc bên trái không trùng với vị trí của tim có thể do tràn khí màng phổi. Đau ngực phía sau lưng có thể là biểu hiện của phình tách động mạch chủ.

Xuất hiện chứng đau tức ngực bất ngờ có thể là dấu hiệu cho bất kì căn bệnh nào trong cơ thể. Cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe và lưu ý một số điều sau để phòng ngừa chứng đau tức ngực xuất hiện, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên:

- Thực hiện lối sống khoa học, hạn chế sử dụng những thứ có hại như thuốc lá, rượu bia…

- Lưu ý kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh các nguy cơ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường… là yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch nhiều nhất.

- Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo hạn chế chất béo, dầu mỡ, nhiều tinh bột… tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường thể lực, hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên do cơ thể dễ dàng mắc các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường cao.

Nếu nhận thấy thường xuyên có biểu hiện đau ngực trái, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời, giúp nhận biết sớm các chứng bệnh nguy hiểm để điều trị hiệu quả.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X