Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chóng mặt và sốt sau khi tiêm thuốc cản quang, có bất thường?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ! Em bị sỏi thận nên ra Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khám, tại đây bác sĩ cho đi chụp cắt lớp vi tính và bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Trong quá trình chụp em chỉ thấy hơi choáng như người say xe nhẹ. Chiều hôm đó về cũng chỉ hơi mệt, sau chặng đường 100km về đến nhà em mệt như say xe và bị sốt, đến ngày hôm sau em vẫn mệt mỏi đau nhức toàn thân và sốt 39,5 độ, đến ngày tiếp theo em vẫn sốt và đau nhức thì được y tá khuyên dùng panadol giảm đau vì chú ấy cho rằng còn tồn dư thuốc cản quang. Đến nay đã 4 ngày em vẫn đau nhức xương khớp và đỡ sốt hơn. Bác sĩ cho em lời khuyên ạ! Em cảm ơn nhiều!
Trả lời
Trên 95% liều thuốc cản quang tiêm vào mạch được thải trừ trong nước tiểu trong vòng 24 giờ, do đó, triệu chứng sốt, mệt mỏi sau 4-5 ngày có khả năng do nguyên nhân khác. Sốt thường là do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, không loại trừ khả năng nhiễm trùng do sỏi thận tắc nghẽn đường niệu. Nếu không điều trị kịp thờ có thể gây nguy hiểm. Do đó, bạn nên tới bệnh viện, để bác sĩ khám, tìm nguyên nhân sốt nhằm điều trị sớm bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp. Phơi nhiễm phóng xạ Khi chụp CT, người bệnh có tiếp xúc một thời gian ngắn với bức xạ ion hóa. Lượng bức xạ trong chụp CT là lớn hơn so với chụp X quang vì chụp CT tập hợp các thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ tiềm năng này là rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ thường sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra hiện nay các loại máy mới, nhanh hơn và đòi hỏi ít bức xạ hơn so với trước đây. Gây hại cho thai nhi Những người đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định chụp CT. Mặc dù các bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương tới thai nhi, nhưng các bác sĩ thường khuyên người mẹ chuyển sang các xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh cho bé khỏi phơi nhiễm với bức xạ. Phản ứng với vật liệu tương phản Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm tĩnh mạch cánh tay một loại thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là vật liệu tương phản trước khi chụp CT. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng vật liệu tương phản có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc các phản ứng dị ứng. Hầu hết các phản ứng đều rất nhẹ và chỉ gây phát ban hoặc ngứa. Trong trường hợp hiếm hoi, phản ứng dị ứng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Thông báo cho bác sĩ nếu trước đó đã từng bị dị ứng với vật liệu tương phản. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình