-
Nên làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán sỏi đường tiết niệu?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi cho em hỏi, Nên làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán sỏi bàng quang, sỏi thận ạ? Các biến chứng của sỏi bàng quang và sỏi thận có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Trả lời
Các xét nghiệm để chẩn đoán sỏi đường tiết niệu gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp X-quang và CT Scan bụng.
Các biến chứng của sỏi đường tiết niệu: Nhiễm trùng, suy chức năng thận, xơ hẹp đường tiết niệu…
Trân trọng.
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường
gặp nhất, đó là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất
trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi
thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận
và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là
sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất
kỳ phần nào của đường tiết niệu - từ thận đến bàng quang của bạn. Các bác sĩ sử dụng bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể cho bạn chụp X-quang hoặc siêu âm bụng. Những xét nghiệm này sẽ phát hiện ra hầu hết các loại sỏi (canxi, cystine và đá sỏi struvite). Tuy nhiên, chụp X-quang không thể thấy sỏi axit uric hoặc những viên sỏi nhỏ. Chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận. Điều
trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước
và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm
trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự
nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ. |
Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình