Hotline 24/7
08983-08983

Cần lưu ý gì khi chạy thận nhân tạo trên người bệnh đa u tủy?

Câu hỏi

Mẹ em bị suy thận giai đoạn cuối. Bệnh viện tư vấn là lọc máu nhưng mẹ em có thêm bệnh là đa u tỷ. Vậy cho em hỏi bệnh nhân đa u tủy khi lọc máu như vậy thì có nguy cơ gì xảy ra? Hơn nữa nếu bệnh nhân lọc máu tuần 3 lần thì phải lọc suốt đời là 1 tuần 3 lần hay sao? (Phùng Thị An Nhiên - TPHCM)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Suy thận thường được phân loại cấp hoặc mạn. Do thận là cơ quan sống còn của cơ thể, nên khi chức năng thận suy, bắt buộc phải tiến hành các biện pháp thay thế thận để giữ lấy tính mạng (thường là chạy thận nhân tạo).

Trong trường hợp suy thận cấp, nếu nguyên nhân gây suy thận được giải quyết, chức năng thận quay về bình thường, bác sĩ sẽ xem xét ngưng chạy thận. Nếu thận không thể hồi phục được nữa thì bắt buộc phải điều trị thay thế thận kéo dài.

Suy thận là một biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân đa u tuỷ, nguy cơ từ chạy thận nhân tạo ở nhóm bệnh nhân này cũng không khác biệt gì so với người bình thường. Do đó nếu có chỉ định chạy thận nhân tạo thì gia đình nên cân nhắc thực hiện theo tư vấn của bác sĩ bạn nhé!
Trân trọng!

Bệnh nhân thận mạn - lọc máu chu kỳ cần ăn giảm đạm. Lượng đạm giảm phụ thuộc vào số lần lọc máu mỗi tuần. Bệnh nhân chạy thận một lần một tuần, lượng đạm cần 1g/kg cân nặng một ngày. Chạy thận 2 lần mỗi tuần, lượng đạm hàng ngày nên ăn là 1,2 g/kg cân nặng. Bệnh nhân chạy thận 3 lần một tuần cần 1,4 g đạm trên một kg cân nặng.

Cần tăng cường nhóm tinh bột, đường và chất béo để tránh suy dinh dưỡng. Bạn cũng cần ăn giảm muối với tối đa 3g mỗi ngày,  giảm phốt pho, tăng canxi.

Nên ưu tiên thực phẩm đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa..., hạn chế thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật (đậu, đỗ, vừng, lạc). Nên ăn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai củ (khoai sọ, khoai lang, sắn,...). Ăn dưới 200g gạo, mì mỗi ngày, rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su. Hạn chế ăn rau củ có hàm lượng đạm cao như rau muống, rau ngót, rau dền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh.

Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối..., thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích...

Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như tạng động vật, chocolate, ca cao... Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu can xi như sữa, cá con, cua...

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X