Hotline 24/7
08983-08983

"Bướu giáp đa nhân/cường giáp" điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi đi siêu âm cổ về có kết quả như sau: - Thùy phải: cấu trúc echo kém kt 30×8×14mm . Đồng nhất. Tăng sinh mạch máu. Không có tổn thương khu trú. - Thùy trái: cấu trúc echo kém kt 29×21×5mm. Tăng sinh mạch máu. Có vài nốt giảm âm kt 3-5 mm. Eo giáp =5mm. Không thấy hạch phì đại vùng cổ hai bên. Kết luận: Bướu giáp đa nhân/cường giáp. Bác sĩ không cho thuốc. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi bị gì và điều trị ra sao?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Cường giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cường giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bác sĩ siêu âm sẽ không có quyền và trách nhiệm kê thuốc cho em, vì đây là bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán Hình ảnh, không phải bác sĩ được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề để điều trị bệnh, lý do là để chẩn đoán và điều trị bệnh thì cần phối hợp nhiều thông tin từ triệu chứng + thăm khám + các xét nghiệm khác nữa chứ không chỉ dựa vào khảo sát hình ảnh học.

Theo như kết quả siêu âm tuyến giáp thì tuyến giáp của em vừa có nhiều nhân nhỏ bên thùy trái (bướu giáp đa nhân) trên nền tuyến giáp tăng sinh mạch máu toàn bộ và giảm âm (hướng nhiều đến bệnh Basedow, cường giáp).

Để xác định chẩn đoán và khởi động điều trị, em cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để làm thêm 1 số xét nghiệm (như xét nghiệm hormone giáp, kháng thể kháng tuyến giáp, đo điện tim, công thức máu và chức năng gan thận ban đầu) để kê thuốc điều trị thích hợp cho em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp bao gồm lo lắng, đổ mồ hôi, mệt mỏi và tim đập nhanh, lỡ nhịp hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ. Các triệu chứng khác là kích ứng mắt, sụt cân, nhạy cảm với nhiệt độ cao, và thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy. Cường giáp có thể là kết quả của bệnh Graves, đặc biệt hay xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Những bệnh nhân mắc bệnh Graves có tuyến giáp phình to (bướu cổ) và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh cường chức năng tuyến giáp:

- Bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave. Sử dụng kính chống mắt và nước mắt nhân tạo và đeo dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm;
- Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì. Điều này có thể ảnh hưởng đến em bé;
- Nhận biết rằng việc điều trị hiệu quả nghĩa là bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ phải kiểm tra sự mạnh lên của tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp;
- Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng;
- Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát;
- Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm các vấn đề về mắt trở nên xấu đi;
- Nhớ rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Các vấn đề về canxi có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ;
- Nhớ rằng bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật ở 10% đến 15% bệnh nhân;

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X